MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

U60 gửi tiết kiệm 720 triệu đồng qua chứng chỉ tiền gửi, sau 3 năm đến rút, ngân hàng thông báo: Không thể lấy được tiền, còn bị nợ 25 triệu?

21-05-2025 - 21:59 PM | Sống

Đúng hẹn đến rút tiền, ông Triệu đã vô cùng bất ngờ khi được thông báo khoản tiền gửi nhận được lãi, chứng chỉ tiền gửi đã bị thu hồi và phải thanh toán 1 khoản nợ. - check lại xem có viết nhầm ko

Chọn chứng chỉ tiền gửi để hưởng lãi suất cao

Theo Sohu, ông Triệu (59 tuổi), một doanh nhân ở Giang Tô, Trung Quốc sau nhiều năm kinh doanh đã tích lũy được 200.000 NDT (gần 720 triệu đồng). Để chuẩn bị cho việc nghỉ hưu và đảm bảo an toàn tài sản, ông chọn gửi số tiền này vào một ngân hàng uy tín dưới dạng chứng chỉ tiền gửi mệnh giá lớn, với lãi suất cao hơn so với tiền gửi kỳ hạn thông thường. Theo ngân hàng, sau 3 năm, ông sẽ nhận được 223.400 NDT, bao gồm gốc và lãi. Hài lòng với lãi suất do ngân hàng cung cấp và tin rằng không cần dùng tiền trong thời gian ngắn, ông đồng ý gửi tiền.

U60 gửi tiết kiệm 720 triệu đồng qua chứng chỉ tiền gửi, sau 3 năm đến rút, ngân hàng thông báo: Không thể lấy được tiền, còn bị nợ 25 triệu?- Ảnh 1.

Không lâu sau, ông Triệu tìm được một căn nhà ưng ý về giá cả và vị trí qua giới thiệu của bạn bè. Muốn mua nhà nhưng không thể vay mượn từ người thân, ông quyết định rút một phần khoản tiền gửi. Tuy nhiên, tại ngân hàng, nhân viên thông báo rằng nếu rút trước hạn, số tiền còn lại sẽ hưởng lãi suất thấp hơn rất nhiều. Điều này khiến ông mất một khoản lãi đáng kể. Sau khi cân nhắc, ông quyết định không rút tiền mà dùng chứng chỉ tiền gửi để thế chấp vay 170.000 NDT từ 1 bên thứ ba có liên kết với ngân hàng. Kết hợp với số tiền còn lại, ông đã mua được căn nhà ưng ý.

Thông báo bất ngờ từ ngân hàng

Khi chứng chỉ tiền gửi hết thời hạn, ông Triệu đến ngân hàng để rút tiền như cam kết. Tuy nhiên, ông bất ngờ được thông báo rằng không chỉ không nhận được lãi, chứng chỉ tiền gửi 200.000 NDT đã bị thu hồi. Thậm chí, ông còn phải trả ngân hàng 7.000 NDT tiền lãi từ khoản vay 170.000 NDT. Điều này khiến ông bối rối và đặt câu hỏi: Tại sao ông lại phải chịu thiệt khi đã gửi tiền và trả nợ đúng hạn?

Theo Sohu, nguyên nhân bắt nguồn từ sai sót của nhân viên ngân hàng. Sau khi vay 170.000 NDT, ông Triệu đều đặn trả nợ đúng hạn. Theo quy định, nếu trả nợ đúng hạn, chứng chỉ tiền gửi vẫn thuộc về ông và tiếp tục sinh lãi. Song khi thấy lãi suất vay cao, ông huy động tiền từ người thân để trả hết khoản vay sớm nhất có thể. 

Do không nắm rõ về quy trình, ông giao phó cho nhân viên ngân hàng xử lý. Không ngờ, người này đã thao tác sai khiến khoản nợ còn nguyên. Còn số tiền ông huy động để thanh toán nợ sớm lại được chuyển thành 1 sổ tiết kiệm có lãi suất thấp. Theo quy định, do không thanh toán nợ theo thời hạn, bên thứ 3 có quyền thu hồi chứng chỉ tiền gửi đã dùng để thế chấp. Điều này khiến khoản lãi 23.400 NDT cũng bị thu hồi theo.  

Sau khi mọi chuyện đã rõ ràng, ngân hàng xác nhận lỗi do nhân viên xử lý sai quy trình. Ngân hàng khẳng định chịu trách nhiệm về sự cố và quyết định hoàn trả cho khách hàng 223.400 NDT (gồm cả tiền gửi + lãi suất) và hủy yêu cầu trả lãi 7.000 NDT, đảm bảo ông Triệu không chịu thiệt hại tài chính.

Thông qua vụ việc này, một chuyên gia về tài chính ở Trung Quốc đã đưa ra bài học quan trọng. Thứ nhất, người tiêu dùng cần hiểu rõ các điều khoản hợp đồng khi gửi tiền hoặc vay vốn. Việc rút tiền trước hạn hoặc sử dụng chứng chỉ tiền gửi làm tài sản thế chấp có thể ảnh hưởng đến lãi suất, đòi hỏi sự cân nhắc kỹ lưỡng. Trong trường hợp ông Triệu, quyết định không rút tiền mà vay thế chấp là hợp lý, nhưng ông đã không lường trước rủi ro từ sai sót của ngân hàng.

Thứ hai, việc giao phó hoàn toàn cho nhân viên ngân hàng mà không kiểm tra kỹ dễ dẫn đến hậu quả nghiêm trọng. Vì thế, người tiêu dùng cần chủ động theo dõi và xác minh mọi giao dịch tài chính, đặc biệt với số tiền lớn. 

 (Theo Sohu)


Đinh Anh

Đời sống pháp luật

Trở lên trên