Chủ căn nhà 1.000m² không chịu di dời dù được bồi thường hơn 5,8 tỷ đồng, tuyên bố: “Chúng tôi muốn số tiền bồi thường cao gấp đôi”
Ngôi nhà đinh ở Trung Quốc không chịu di dời khiến tỉnh lộ phải uốn cong.
- 18-05-2025Chủ ngôi nhà 1.114m² không muốn di dời, chính quyền liền tăng mức đền bù từ 131 tỷ lên hơn 189 tỷ đồng: Cái kết đẹp cho cả 2 bên?
- 16-05-2025Cụ ông quyết không di dời nhà dù được đền bù 5,7 tỷ đồng và 3 căn nhà để giữ đất cho 2 con trai, 12 năm sau tiếc nuối: "Tôi rất hối hận..."
- 08-05-2025Chủ căn nhà 80m² từ chối hơn 1,5 tỷ đồng tiền đền bù, không chịu di dời suốt 12 năm: “Chưa được đền bù thỏa đáng thì tôi vẫn còn ở đây”
Theo Sohu, trên tỉnh lộ An Huy S323, Trung Quốc, đoạn đi qua thôn Hoàng Gia, thị trấn Kinh Dương, huyện Kinh Đức, có một khúc cua hẹp bất thường do vướng một ngôi nhà không di dời. Khi những hình ảnh về đoạn đường này lan truyền trên MXH, dư luận Trung Quốc lo ngại đây có thể là “điểm đen” tai nạn giao thông. Tuy nhiên, trang tin Hồng Tinh dẫn lời đại diện chính quyền địa phương phủ nhận điều này.
Ông Vương Tiểu Bảo, trưởng thôn Hoàng Gia, khẳng định: “Tuy khu vực này có độ dốc, nhà chắn tầm nhìn, và đường bị thu hẹp, nhưng ngoại trừ một vài vụ va quẹt nhẹ, không hề có tai nạn nghiêm trọng nào xảy ra.” Bên cạnh đó, trưởng thôn này cũng xác nhận có sự tồn tại của “nhà đinh” và cho biết đến hiện nay, chủ hộ vẫn chưa chịu di dời.

Theo đó, căn nhà 3 tầng với diện tích sử dụng khoảng 1000m2 gây cản trở giao thông thuộc về gia đình ông Trình. Hai vợ chồng ông Trình đều ngoài 60 tuổi, sinh sống tại đây đã hơn 20 năm và hiện mưu sinh bằng nghề bán rau. Gia đình có hai người con trai nhưng hiện đều không sống cùng cha mẹ.
Vào năm 2013, khi dự án tỉnh lộ 323 được khởi công, theo chính sách đền bù, chính quyền An Huy đã đề nghị bồi thường cho gia đình ông Trình khoảng 1,62 triệu NDT (hơn 5,8 tỷ đồng). Tuy nhiên, gia đình này cho rằng mức đền bù này “không xứng đáng” với vị trí ngôi nhà của mình nên từ chối di dời và trở thành “ngôi nhà đinh” khiến chính quyền rất “đau đầu”.
Theo trưởng thôn Vương, gia đình này muốn số tiền bồi thường cao gấp đôi. Đây cũng là nguyên nhân chính khiến việc thương lượng giữa 2 bên rơi vào bế tắc, dẫn đến việc căn nhà vẫn sừng sững ở đó.
“Tôi hiểu cảm xúc của họ, nhưng cũng phải yêu cầu đền bù theo tình hình thực tế. Gia đình ông ấy hét giá quá vô lý,” ông Vương nói.
Kể từ năm 2013, các đơn vị liên quan nhiều lần đến nhà ông Trình để thương lượng nhưng đều không đạt được kết quả. Ông cụ này thường xuyên có biểu hiện bất tỉnh trong lúc làm việc, được cho là do bệnh tim.
“Tôi chứng kiến ít nhất 6 lần ông ấy ngất đi, sau đó được đưa đến viện và hồi phục nhanh chóng. Nhưng cứ đến lần thương lượng tiếp theo thì ông ấy lại ngất. Toàn bộ chi phí y tế đều do phía chính quyền chi trả,” ông Vương kể.

Vì không thể cưỡng chế cho căn nhà của ông Trình di dời, tuyến đường trên phải thay đổi thiết kế ban đầu. Nó bị thu hẹp dần khi đi qua làng Hoàng Gia và kết hợp cùng với 2 con đường nhỏ từ phía ngôi làng tạo thành một “giao lộ” bất đắc dĩ.
Tuyến đường này chính thức được thông xe từ năm 2015 và từ đó đến nay, mọi nỗ lực thương lượng của chính quyền địa phương vẫn đi vào ngõ cụt.
“Hiện giờ, người dân xung quanh đều cho rằng gia đình ông Trình quá ích kỷ, không vì lợi ích chung. Chúng tôi chỉ còn biết chờ đến khi con trai họ tiếp quản thì mới hy vọng giải quyết được,” Trưởng thôn Vương nói thêm.
(Theo Sohu)
Đời sống và Pháp luật