Cảnh báo: 3 loại dầu ăn cần tránh xa vì có nguy cơ gây ung thư, đừng vì tiết kiệm mà hại cả nhà
Không phải loại dầu ăn nào cũng tốt cho sức khỏe, thậm chí có những loại còn tiềm ẩn nguy cơ gây ung thư.
- 19-05-20253 loại dầu ăn chứa chất gây ung thư, tuyệt đối không nên mua sử dụng
- 27-02-2025Thường xuyên sử dụng 3 loại dầu ăn này, ung thư gan lúc nào không hay
- 09-11-20243 loại dầu ăn "cực hại sức khỏe", nhiều người vẫn vô tình sử dụng mà không hay
Bạn có biết điều đó.... Không phải tất cả các loại dầu đều an toàn cho sức khỏe.
Theo trang Thepaper.cn, một số loại dầu ăn, dù đã qua chế biến, vẫn có thể chứa các chất độc hại vượt quá mức cho phép, gây ra nhiều bệnh nguy hiểm nếu sử dụng trong thời gian dài. Đặc biệt, với các loại dầu sản xuất không đạt chuẩn hoặc được sử dụng lại nhiều lần, nguy cơ này càng cao hơn. Ví dụ như dầu mè ép lạnh có thể chứa hàm lượng benzo(a)pyrene cao gấp 4 lần mức cho phép, hay dầu lạc nhiễm aflatoxin B1 - một độc tố nấm mốc có nguy cơ gây ung thư gan.

Nguyên nhân chủ yếu đến từ việc bảo quản nguyên liệu không đúng cách, như lạc hoặc mè bị mốc, hoặc quy trình sản xuất không đảm bảo tiêu chuẩn. Điều này dẫn đến việc tích tụ các chất độc hại trong sản phẩm mà người tiêu dùng không hề hay biết.
3 loại dầu ăn cần tránh vì có nguy cơ gây ung thư
Ba loại dầu ăn được khuyến cáo nên hạn chế sử dụng bao gồm dầu đã mở nắp quá 3 tháng, dầu đã qua chiên rán nhiều lần và dầu tự làm không rõ nguồn gốc.
Dầu ăn đã mở nắp quá 3 tháng
Dầu ăn đã mở nắp quá 3 tháng, dù được bảo quản kín, vẫn có thể xảy ra phản ứng oxy hóa, đặc biệt là trong điều kiện khí hậu nóng ẩm. Quá trình này sinh ra các chất độc hại như peroxide, aldehyde, gây ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa, gan và thận.
Theo nghiên cứu từ Journal of Food Science (2014), việc tiêu thụ dầu đã oxy hóa liên quan đến tăng nguy cơ viêm mạn tính, tổn thương DNA và rối loạn chuyển hóa lipid.
Bảo quản dầu ở nơi khô, mát và kín ánh sáng là chưa đủ, các chuyên gia khuyến cáo nên dùng hết dầu trong vòng 1-2 tháng sau khi mở nắp, đặc biệt với các loại dầu dễ hỏng như dầu mè, dầu đậu nành.
Dầu đã được chiên nhiều lần
Dầu chiên đi chiên lại nhiều lần sẽ làm thay đổi cấu trúc chất béo trong dầu. Đây là nguyên nhân hàng đầu tạo ra các chất gây ung thư trong thực phẩm.
Khi dầu được đun nóng lặp lại ở nhiệt độ cao (đặc biệt từ 170–190°C trở lên), cấu trúc axit béo không bền bị biến đổi, sinh ra hàng loạt chất độc hại như:
Acrylamide: Chất gây ung thư nhóm 2A theo phân loại của IARC (Tổ chức Nghiên cứu Ung thư Quốc tế).
Benzopyrene: Một hydrocarbon đa vòng có khả năng gây đột biến gen và ung thư phổi.
Hydroperoxide và aldehyde mạch ngắn: Gây độc tế bào, làm tổn thương gan, thần kinh.
Một nghiên cứu năm 2020 trên tạp chí "Toxicology Reports" cho thấy dầu ăn được tái sử dụng 3 lần trở lên có thể làm tăng đáng kể mức độ các gốc tự do và tổn thương tế bào ở chuột thí nghiệm.
Vì vậy, lời khuyên là không nên tái sử dụng dầu quá 1–2 lần, đặc biệt nếu dầu đã có màu sẫm, mùi hôi khét hoặc nhiều cặn.

Dầu thủ công không có nhãn từ nguồn sản xuất không an toàn
Nhiều loại dầu ép thủ công ở những cơ sở nhỏ lẻ, không có kiểm chứng chất lượng, được bán trên thị trường với quảng cáo "nguyên chất", "tự nhiên", "lành mạnh"... nhưng thực tế lại tiềm ẩn nguy cơ nhiễm độc cực cao.
Dầu ép từ các cơ sở nhỏ lẻ không có kiểm soát chất lượng có thể chứa:
Aflatoxin B1: Một loại độc tố nấm mốc cực mạnh, được WHO xếp vào nhóm chất gây ung thư loại 1 - nhóm chắc chắn gây ung thư ở người.
Vi khuẩn, nấm mốc, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật.
Không kiểm soát được nhiệt độ ép, dễ tạo ra các phản ứng sinh ra độc tố trong quá trình sản xuất.
Theo báo cáo của FAO & WHO (2023), aflatoxin là nguyên nhân chính gây ra ung thư gan tại nhiều nước châu Á, trong đó có Việt Nam.
Những nhóm dễ bị tổn thương nhất là trẻ em, người cao tuổi và người có bệnh gan, vì vậy, tuyệt đối tránh các loại dầu không rõ ràng về nguồn gốc.

Sử dụng dầu ăn đúng cách
Dầu ăn tưởng chừng là một phần nhỏ trong bữa cơm hàng ngày, nhưng lại là yếu tố có thể góp phần gây bệnh hoặc bảo vệ sức khỏe. Việc tránh xa 3 loại dầu nguy cơ cao và sử dụng đúng cách các loại dầu chất lượng sẽ giúp gia đình bạn giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh tim mạch, ung thư, tổn thương gan thận, sống khỏe mạnh hơn mỗi ngày.
Bên cạnh đó, các chuyên gia dinh dươngnx và tổ chức y tế cũng khuyến cáo người dần cần sử dụng dầu ăn đúng cách như sau:

- Luân phiên giữa các loại dầu tốt như dầu oliu, dầu cám gạo, dầu hạt cải, dầu hướng dương – để cân bằng axit béo omega-3, 6 và 9.
- Tránh đun dầu ở nhiệt độ quá cao và chọn loại dầu phù hợp với phương pháp nấu (ví dụ như chọn dầu có điểm bốc khói cao cho chiên).
- Bảo quản dầu trong chai tối màu, kín khí, tránh ánh sáng và nhiệt.
- Chỉ sử dụng dầu ăn trong vòng 30-60 ngày sau khi mở nắp.
Hạn chế lượng tiêu thụ hàng ngày, theo khuyến nghị của WHO: Không quá 25-30g/người/ngày (tương đương 2-3 muỗng canh).
Phụ nữ số
CÙNG CHUYÊN MỤC

Vụ đạo diễn người Pháp tìm mẹ ruột ở Gia Lâm (Hà Nội): Vỡ òa kết quả ADN
20:07 , 21/05/2025