Nóng nực mấy cũng đừng cho 4 thực phẩm này vào tủ lạnh, càng nhanh hỏng thêm
Một số thực phẩm không những không được bảo quản tốt khi để trong tủ lạnh mà còn dễ bị hư hỏng, ảnh hưởng đến chất lượng.
- 20-05-2025Mắc ung thư dạ dày giai đoạn cuối, tôi đau đớn nhận ra: 3 thực phẩm để lâu trong tủ lạnh là "đồng phạm" gây ung thư
- 19-05-20253 loại thực phẩm để lâu trong tủ lạnh có thể là “đồng phạm” gây ung thư dạ dày
- 15-05-20254 thực phẩm thường thấy trong tủ lạnh của mọi nhà thực chất là "ổ tế bào ung thư"
Tủ lạnh là một trong những thiết bị điện gia dụng mà hầu như gia đình nào cũng có. Tủ lạnh giúp kéo dài thời gian bảo quản thực phẩm, đặc biệt vào mùa hè, tần suất sử dụng tủ lạnh lại càng cao hơn. Nhiều thực phẩm ăn không hết, sợ bị hỏng nên đều cho vào tủ lạnh để bảo quản.
Tuy nhiên, nhiều người lại xem tủ lạnh như một “két sắt” bảo quản thực phẩm, cái gì cũng cho hết vào trong, nghĩ rằng chỉ cần bỏ vào tủ lạnh là yên tâm.
Nhưng thực tế, một số thực phẩm không những không được bảo quản tốt khi để trong tủ lạnh mà còn dễ bị hư hỏng, ảnh hưởng đến chất lượng. Đặc biệt là 4 loại sau đây, tuyệt đối đừng cho vào tủ lạnh.
1. Mật ong
Nhiều người cho rằng mật ong ăn không hết thì nên cho vào tủ lạnh để bảo quản lâu hơn. Nhưng thực ra, mật ong vốn là thực phẩm không có hạn sử dụng, vì nó chứa khoảng 0.4% chất kháng khuẩn và gần như không có nước.

Nếu chưa mở nắp và bảo quản kín, mật ong có thể giữ được rất lâu. Sau khi mở nắp cũng không cần cho vào tủ lạnh, chỉ cần đậy kín và để ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp, nhiệt độ từ 5–25 độ C là được.
Cho mật ong vào tủ lạnh dễ khiến mật ong kết tinh do nhiệt độ thấp. Mặc dù mật ong kết tinh không ảnh hưởng đến dinh dưỡng và vẫn có thể ăn được, nhưng sẽ ảnh hưởng đến hương vị và phải đun tan chảy mới dùng tiếp được.
2. Trái cây nhiệt đới
Trái cây nhiệt đới rất sợ môi trường nhiệt độ thấp. Nhiều người mua về ăn không hết, sợ hỏng nên cho vào tủ lạnh, nhưng không biết rằng làm vậy có thể khiến trái cây hỏng nhanh hơn.

Ví dụ như chuối, xoài, sầu riêng… đều là trái cây nhiệt đới. Nhiệt độ trong tủ lạnh thường dưới 4 độ C, có thể gây tổn thương lạnh cho trái cây. Chuối nếu để ở nhiệt độ thường có thể bảo quản 3-5 ngày, nhưng cho vào tủ lạnh thì chỉ 2 ngày là vỏ đã thâm đen.
Ngoài ra, nhiều loại trái cây nhiệt đới được hái khi chưa chín hoàn toàn, cần nhiệt độ phòng để sản sinh ethylene tự nhiên nhằm tiếp tục chín. Nếu cho vào tủ lạnh sẽ ức chế quá trình này, khiến bề ngoài thì hỏng nhưng bên trong vẫn chưa chín.
3. Dâu tây
Dâu tây không phải trái cây nhiệt đới, nhưng cũng không nên cho vào tủ lạnh. Bạn có để ý rằng dâu để trong tủ lạnh rất dễ bị mốc, nấm do độ ẩm?

Dâu tây vốn có thời gian bảo quản ngắn, tốt nhất nên mua đến đâu ăn đến đó. Nếu ăn không hết, chỉ cần giữ cho bề mặt khô ráo, để ở nơi mát mẻ, thông thoáng là được. Cho vào tủ lạnh lại càng dễ hỏng nhanh hơn.
4. Khoai tây
Nhiều người sợ khoai tây để ngoài sẽ mọc mầm, mà khoai tây mọc mầm thì sinh ra chất độc (solanine) không thể ăn được, nên đem bỏ vào tủ lạnh. Nhưng thực tế, môi trường lạnh ẩm của tủ lạnh lại càng thúc đẩy khoai tây mọc mầm nhanh hơn.

Chưa hết, khi khoai tây để trong tủ lạnh, tinh bột sẽ nhanh chóng chuyển hóa thành đường. Nếu sau đó đem chiên/nấu ở nhiệt độ cao, sẽ sinh ra acrylamide, một chất độc hại cho cơ thể.
Do đó, khoai tây nên được bảo quản ở nơi khô ráo, thông thoáng, tránh ẩm ướt, không nên để trong tủ lạnh.
Nguồn và ảnh: Sohu
Thanh niên Việt