Trung Quốc tìm ra gót chân Achilles của đối thủ, người Mỹ được "cứu" nhờ đàm phán thuế: Ai là bên thắng?

Việc hạn chế đưa ra các tuyên bố mạnh mẽ trên phương tiện truyền thông xã hội Trung Quốc cho thấy Bắc Kinh tự coi mình là người chiến thắng trong vòng thương chiến này.
- 21-05-2025Giữa 'bão' thuế quan, hàng Trung Quốc tìm thấy miền đất hứa mới nằm ngay bên cạnh, có tiềm năng thay thế thị trường Mỹ
- 21-05-2025"Đòn" thuế quan từ ông Trump không khiến Bắc Kinh "chùn bước": Trung Quốc liên tục rót tiền vào Campuchia
- 20-05-2025Hàng hóa Trung Quốc lại có chiêu né thuế quan mới: Cam kết hàng đến tay khách với giá trước thuế, doanh nghiệp Mỹ tìm mua ngày càng nhiều
Ai là người chiến thắng?
Các cuộc đàm phán thương mại tại Geneva giữa Mỹ - Trung đã mang lại sự hạ nhiệt lớn hơn mong đợi trong cuộc chiến thương mại đang diễn ra giữa hai cường quốc.
Hai bên đã nhất trí giảm thuế quan lẫn nhau trong thời gian ban đầu là 90 ngày, đưa thuế xuống gần bằng mức trước khi leo thang trả đũa. Việc giảm 115 điểm % này sẽ hạ thuế quan của Mỹ đối với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc xuống còn 30% và 10% đối với hàng hóa Mỹ theo hướng ngược lại.
Trên thực tế, thỏa thuận này tương tự việc Washington tuyên bố tạm dừng thực hiện "thuế quan có đi có lại" với các nước hôm 9/4.
Các quan chức Trung Quốc mô tả tuyên bố chung từ các cuộc đàm phán Geneva là "một bước quan trọng để giải quyết những khác biệt thông qua đối thoại và tham vấn bình đẳng". Mặc dù phía Trung Quốc không tuyên bố chiến thắng một cách rõ ràng, nhưng việc hạn chế đưa ra các tuyên bố mạnh mẽ trên phương tiện truyền thông xã hội Trung Quốc cho thấy Bắc Kinh tự coi mình là người chiến thắng trong vòng thương chiến này.
Các hộ gia đình Mỹ được cứu
Hàng nhập khẩu vào Mỹ từ Trung Quốc có khả năng sẽ tăng vọt trong 3 tháng tới khi các doanh nghiệp và nhà bán lẻ tích trữ hàng hóa Trung Quốc. Hoạt động tích trữ này có nghĩa là nhu cầu về dịch vụ hậu cần sẽ tăng cao hơn, dẫn đến chi phí vận chuyển container và chi phí vận chuyển hàng hóa cao hơn, điều này sẽ làm tăng thêm áp lực lạm phát tại Mỹ.

Áp lực lạm phát đang gia tăng ở Mỹ
Một phép tính sơ bộ cho thấy phải mất khoảng 34 ngày để hàng xuất khẩu của Trung Quốc đến tay người tiêu dùng Mỹ và các nhà máy sử dụng hàng nhập khẩu của Trung Quốc làm đầu vào công nghiệp. Phải mất khoảng 15 đến 20 ngày để hàng hóa được chất trong container đến Bờ Tây nước Mỹ thông qua các tàu từ các cảng ven biển Trung Quốc. Sau khi đến nơi, phải mất một tuần để dỡ hàng, kiểm tra và thông quan, sau đó là một tuần tiếp theo để phân phối bằng đường sắt hoặc xe tải trên toàn quốc đến các thành phố ở Bờ Đông.
Ước tính mức tồn kho trong khoảng một tháng có nghĩa là tác động giá của thuế quan dự kiến sẽ trở nên rõ ràng bắt đầu từ mùa Hè này. Không ngoa khi nói rằng các cuộc đàm phán thương mại đã cứu kỳ nghỉ hè cho nhiều hộ gia đình tại Mỹ.
Mỹ lộ "gót chân Achilles"
Đối với Trung Quốc, bài học rút ra là chuỗi cung ứng của Mỹ vẫn phụ thuộc vào Trung Quốc. Điều này có nghĩa là gót chân Achilles của họ là hậu cần hàng tồn kho. Nhận thức này sẽ được đưa vào khuôn khổ đàm phán và tính toán chính sách kinh tế của Trung Quốc.
Trong tương lai, ngay cả khi chính phủ Trung Quốc không áp dụng thêm thuế quan hoặc kiểm soát xuất khẩu, họ vẫn có thể sử dụng các biện pháp kỹ thuật và hành chính để trì hoãn các lô hàng đến thị trường Mỹ.
Bắc Kinh đã tiết lộ những quân bài về cách họ lên kế hoạch đối phó với khả năng áp dụng lại thuế quan trong tương lai. Trung Quốc đã dành nhiều năm để xây dựng mối quan hệ thương mại khu vực với các quốc gia có thể đóng vai trò là trung tâm trung chuyển cho hàng xuất khẩu của Trung Quốc đang phải đối mặt với các hạn chế thương mại.
Thực tế, vào tháng 4, trong khi thương mại trực tiếp với Mỹ lao dốc, xuất khẩu của Trung Quốc tăng vọt sang các nước Đông Nam Á.
Theo PBS News
Đời Sống Pháp Luật