Người đàn ông gửi tiết kiệm hơn 899 triệu đồng, 15 năm sau số dư chỉ còn 7 triệu, ngân hàng khẳng định: “Chúng tôi chỉ làm theo quy định”

Sau 15 năm không giao dịch, người đàn ông Trung Quốc phát hiện số tiền tiết kiệm 250.000 NDT trong tài khoản chỉ còn hơn 2.000 NDT.
- 27-05-2025Gửi tiết kiệm 30 tỷ đồng, sau 5 năm đến rút, người phụ nữ nhận thông báo: Số tiền đã chuyển thành bảo hiểm, đợi thêm 66 năm nữa mới được rút
- 19-05-2025Người phụ nữ gửi tiết kiệm hơn 575 triệu đồng, 4 năm sau phát hiện tiền đã được chuyển đi mua bảo hiểm, ngân hàng tuyên bố: "Khi cô đủ 100 tuổi mới được rút tiền”
- 17-05-2025Người đàn ông đem 19,4 tỷ đồng gửi tiết kiệm để kiếm lời, sau 1 năm bỗng được ngân hàng thông báo: “Khoản tiền gửi của anh không tồn tại trong hệ thống”
Tháng 4/1997, ông Phùng ở Bắc Kinh, Trung Quốc, đã gửi 450.000 NDT (hơn 1,6 tỷ đồng) vào một ngân hàng gần nhà. Ngoài khoản tiền 200.000 NDT (hơn 719 triệu đồng) được rút ra không lâu sau đó, ông không hề động đến số tiền còn lại trong tài khoản. Người đàn ông này kỳ vọng sau hơn một thập kỷ, số tiền còn lại sẽ sinh lời đáng kể, thế nhưng thực tế lại khiến ông sốc nặng.
Khoản tiền gửi bỗng bốc hơi sau 15 năm
Năm 2012, khi đến ngân hàng để rút tiền, ông Phùng được thông báo rằng số dư trong tài khoản tiết kiệm hiện tại chỉ có hơn 2.000 NDT (hơn 7 triệu đồng) và toàn bộ là tiền lãi. Quá bất ngờ và nghi ngờ có sai sót, ông đã yêu cầu ngân hàng làm rõ nguyên nhân. Tuy nhiên, sau nhiều lần trao đổi và thương lượng bất thành, ông Phùng quyết định khởi kiện ngân hàng ra tòa, yêu cầu đơn vị này phải hoàn trả số tiền 250.000 NDT (hơn 899 triệu đồng) cùng với tiền lãi theo đúng quy định.
Đáp lại, phía ngân hàng cho biết tài khoản của ông Phùng là “tài khoản tiết kiệm bảo mật bằng mật khẩu” – một hình thức phổ biến vào thời điểm đó. Theo ngân hàng, hệ thống đã thực hiện chuyển đổi giữa tài khoản cũ và tài khoản mới, và sổ tiết kiệm của ông Phùng thực chất chỉ còn tương ứng với tài khoản cũ – vốn đã không còn hiệu lực. Ngân hàng khẳng định, hồ sơ nội bộ cho thấy số tiền 250.000 NTD đã được rút khỏi tài khoản vào ngày 3/9/1997.
Đồng thời, đơn vị này viện dẫn quy định pháp lý cho rằng các chứng từ kế toán – bao gồm hồ sơ giao dịch – chỉ được lưu giữ trong vòng 15 năm, nên hiện tại đã không còn khả năng cung cấp bằng chứng trực tiếp.
Bên cạnh đó, ngân hàng cho biết kể từ ngày 1/4/2000, Trung Quốc đã chính thức áp dụng hệ thống xác minh danh tính thật đối với tài khoản cá nhân. Dù quy định này đã được công bố rộng rãi nhưng ông Phùng chưa từng thực hiện thủ tục xác minh thông tin kể từ thời điểm đó, khiến ngân hàng không thể xác nhận tính hợp lệ của tài khoản cũng như sổ tiết kiệm.
Đơn vị này cũng lập luận rằng theo hợp đồng dịch vụ tài khoản, khách hàng có trách nhiệm định kỳ đối chiếu thông tin với ngân hàng, song ông Phùng đã không thực hiện. Do đó, phía ngân hàng cho rằng ông đã vi phạm nghĩa vụ giám sát tài khoản cá nhân và phải tự chịu trách nhiệm cho sự việc phát sinh. Về phía ngân hàng, đơn vị này khẳng định họ chỉ làm đúng theo quy định nên không chịu trách nhiệm trong vụ việc này.
Trái với tuyên bố của ngân hàng, ông Phùng khẳng định ông chưa từng rút khoản tiền 250.000 NDT vào ngày 3/9/1997 như thông tin họ cung cấp. Ông cũng lập luận rằng nếu toàn bộ số tiền đã bị rút vào thời điểm đó thì tài khoản không thể sinh ra hơn 2.000 NDT tiền lãi cho đến năm 2012. Đáp lại, phía ngân hàng cho rằng số tiền lãi đó là phần còn lại sau khi ông Phùng đã rút tiền từ trước, và số dư nhỏ này vẫn tiếp tục sinh lãi trong thời gian dài.

Ảnh minh họa: Internet
Tòa án vào cuộc phân xử
Qua quá trình xét xử, tòa án địa phương xác định ông Phùng đã thực hiện gửi tiền tại ngân hàng thông qua hình thức gửi tiết kiệm. Do đó, giữa ông và ngân hàng đã hình thành một mối quan hệ hợp đồng dân sự hợp pháp. Là một tổ chức tài chính, ngân hàng có nghĩa vụ bảo đảm an toàn và trung thực đối với khoản tiền gửi của khách hàng.
Vì vậy, tòa án cho rằng, trong quá trình xử lý vụ việc, ngân hàng đã không đưa ra được bất kỳ bằng chứng cụ thể nào chứng minh ông Phùng đã rút tiền. Trong khi đó, sổ tiết kiệm ông Phùng nắm giữ vẫn thể hiện rõ ông còn khoản tiền gửi là 250.000 NDT. Vì vậy. lý do không lưu trữ được chứng từ do hết thời hạn hiệu lực không thể được sử dụng làm lý do để phủ nhận trách nhiệm của ngân hàng.
Từ đó, tòa sơ thẩm ra phán quyết yêu cầu ngân hàng phải hoàn trả toàn bộ số tiền 250.000 NDT cùng với phần lãi suất tương ứng trong thời gian gửi. Ngân hàng không đồng tình với phán quyết trên liền kháng cáo lên tòa án cấp cao. Tại phiên tòa phúc thẩm, cơ quan xét xử cấp cao tái khẳng định lập luận của tòa sơ thẩm, bác bỏ đơn kháng cáo của ngân hàng và giữ nguyên bản án sơ thẩm.
Câu chuyện của ông Phùng không chỉ là tranh chấp cá nhân mà còn đặt ra câu hỏi lớn về trách nhiệm lưu trữ dữ liệu, minh bạch tài chính và nghĩa vụ của cả phía ngân hàng và người gửi tiền trong hợp đồng tiết kiệm. Qua vụ việc này, tòa án Trung Quốc khuyên phía ngân hàng cần nâng cao trách nhiệm trong việc quản lý hồ sơ, áp dụng công nghệ truy vết giao dịch rõ ràng, và hỗ trợ khách hàng – nhất là người lớn tuổi – trong xác thực thông tin. Đồng thời, người gửi tiền cũng cần chủ động kiểm tra tài khoản và cập nhật thông tin để bảo vệ quyền lợi cá nhân..
(Theo The Paper)
Đời sống và Pháp luật
CÙNG CHUYÊN MỤC

Loạt bằng chứng chống lại Đoàn Di Băng
20:15 , 29/05/2025
Miền Bắc, miền Trung sắp nắng nóng
19:52 , 29/05/2025