MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Hạ tầng giao thông kết nối, đưa Cần Thơ bứt phá

19-05-2025 - 08:00 AM | Bất động sản

Hạ tầng giao thông kết nối, đưa Cần Thơ bứt phá

Với vai trò là trung tâm vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Cần Thơ đang bước vào giai đoạn bứt phá mạnh mẽ chưa từng có nhờ hàng loạt công trình hạ tầng giao thông được triển khai đồng bộ.

Hạ tầng giao thông đa phương thức được đầu tư chưa từng thấy

Từ một đô thị chủ yếu phát triển theo trục sông và nội vùng, Cần Thơ đang dần chuyển mình thành điểm kết nối trọng yếu của cả Tây Nam Bộ. Những công trình mang tính "hạ tầng lịch sử" được đầu tư đồng bộ cả về đường bộ, đường sắt, đường thủy và cảng biển đang tái định hình toàn bộ diện mạo khu vực, tạo nền tảng phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.

Trong chiến lược phát triển vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) giai đoạn 2021–2030, tầm nhìn đến 2050, Cần Thơ được xác định là trung tâm đầu mối giao thông và động lực phát triển toàn vùng. Điều này được cụ thể hóa bằng loạt dự án hạ tầng quy mô lớn đang được triển khai đồng bộ với tốc độ chưa từng thấy. Loạt công trình giao thông trọng điểm đang dần hình thành, mở ra cơ hội kết nối toàn diện cho Cần Thơ và khu vực.

Đầu tiên là cao tốc Cần Thơ – Cà Mau, dài 111 km, tổng vốn hơn 27.500 tỷ đồng, dự kiến thông xe vào tháng 12/2025. Tuyến này sẽ rút ngắn đáng kể thời gian di chuyển từ Cần Thơ đến các tỉnh cực Nam, thúc đẩy giao thương và vận tải liên vùng. Tiếp theo là cao tốc Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng, dài 188,2 km, khởi công từ tháng 6/2023, mục tiêu hoàn thành vào tháng 7/2026, giúp thúc đẩy phát triển toàn vùng ĐBSCL.

Ngoài ra, đường Nam Sông Hậu – trục giao thông huyết mạch kết nối Cần Thơ đến Sóc Trăng, sẽ được nâng cấp trong năm 2025, nâng cao năng lực vận tải cả đường bộ lẫn đường thủy. Cùng với đó, Cần Thơ còn sắp có bước chuyển lớn với tuyến đường sắt TP.HCM – Cần Thơ dự kiến khởi công năm 2027. Tuyến đường sắt hiện đại dài 174 km này sẽ giúp hành khách di chuyển giữa hai trung tâm kinh tế chỉ trong khoảng 2 giờ. Ngay sau đó là dự án đường sắt Cần Thơ – Cà Mau, dự kiến khởi công năm 2028, hoàn thiện mạng lưới giao thông kết nối các tỉnh miền Tây với trục kinh tế Đông Nam Bộ.

Mới đây, HĐND TP. Cần Thơ cũng đã thông qua đề án sáp nhập tỉnh Hậu Giang, Sóc Trăng vào TP. Cần Thơ, tạo thành thành phố trực thuộc trung ương có quy mô dân số hơn 4 triệu người. Đáng chú ý, với đề án này, TP. Cần Thơ sẽ sở hữu 72 km đường bờ biển, tạo điều kiện để quy hoạch mạng lưới giao thông liên hoàn từ trung tâm nội địa ra biển. Trong đó, dự án cảng biển nước sâu Trần Đề trở thành tâm điểm của mọi chiến lược phát triển kinh tế biển trong tương lai gần.

Về tổng thể, loạt hạ tầng nói trên sẽ đưa Cần Thơ trở thành trung tâm giao thương – logistics – công nghiệp của cả vùng, đồng thời là điểm đến đầu tư hấp dẫn hàng đầu tại ĐBSCL thời gian tới.

Bất động sản Cần Thơ trước cơ hội "cất cánh"

Hạ tầng phát triển chính là lực đẩy quan trọng giúp thị trường bất động sản (BĐS) Cần Thơ chuyển mình rõ nét. Khi kết nối vùng được cải thiện, không chỉ kinh tế địa phương được hưởng lợi mà BĐS cũng bước vào chu kỳ tăng trưởng mới, đặc biệt tại các khu vực trung tâm.

Thực tế phát triển của thị trường BĐS tại các đô thị trực thuộc Trung ương như TP.HCM, Hà Nội cho thấy, những khu vực được đầu tư hạ tầng quy mô lớn với tuyến vành đai, metro hay cao tốc đều chứng kiến giá bất động sản tăng mạnh từ 30–70% chỉ trong vài năm. Cần Thơ, với làn sóng đầu tư hạ tầng chưa từng có, đang hội tụ đủ điều kiện để trở thành "ngôi sao" mới trên bản đồ đầu tư bất động sản miền Nam.

Hạ tầng giao thông kết nối, đưa Cần Thơ bứt phá- Ảnh 1.

Nam Long II Central Lake hứa hẹn trở thành điểm đến đầu tư – an cư đầy hấp lực

Trong bối cảnh đó, quận Cái Răng và Ninh Kiều – hai trung tâm hành chính, dịch vụ và giao thương của Cần Thơ, nổi lên như những khu vực tiềm năng vượt trội, nhờ vị trí đắc địa và khả năng kết nối nhanh chóng đến các tuyến cao tốc, quốc lộ và cảng biển.

Nổi bật tại khu vực này phải kể đến khu đô thị Nam Long II Central Lake do Nam Long phát triển. Với vị trí chiến lược liền kề đường Nam Sông Hậu và kết nối liền mạch đến các trục giao thông quan trọng như QL1A, QL91B, cao tốc Cần Thơ – Cà Mau,... dự án được xem là tâm điểm hưởng lợi từ các trục hạ tầng mới.

Nam Long II Central Lake có quy mô hơn 43 ha, quy hoạch theo mô hình đô thị tích hợp với đầy đủ tiện ích từ trường học, dịch vụ thương mại, y tế và các tiện ích cộng đồng. Hàng loạt tiện ích như công viên hồ trung tâm hơn 3ha, clubhouse, sân thể thao, khu vui chơi ngoài trời… đều đã hoàn thành, sẵn sàng đáp ứng nhu cầu vui chơi, giải trí của cộng đồng cư dân.

Hạ tầng giao thông kết nối, đưa Cần Thơ bứt phá- Ảnh 2.

Nam Long II Central Lake được quy hoạch theo mô hình đô thị tích hợp với đầy đủ tiện ích hiện đại

Được bảo chứng bởi Nam Long - chủ đầu tư 33 năm kiến tạo đô thị tại Việt Nam, các sản phẩm Nam Long II Central Lake có pháp lý minh bạch, rõ ràng và giá trị gia tăng bền vững từ chiến lược phát triển đô thị dài hạn.

Theo các chuyên gia, các dự án hạ tầng nghìn tỷ đang được triển khai là cú hích chưa từng có tiền lệ của Cần Thơ, góp phần hoàn chỉnh mạng lưới giao thông khu vực và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế - xã hội của vùng đất "chín rồng". Đây là bệ phóng quan trọng, để thị trường bất động sản "cất cánh". Trong đó, các dự án trọng điểm như Nam Long II Central Lake hứa hẹn trở thành điểm đến đầu tư – an cư đầy sức hút trong giai đoạn tới.

Ánh Dương

Thanh Niên Việt

Từ Khóa:

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên