Việt Nam sở hữu cây thiêng ngàn tuổi: Được vua Lê sắc phong, tuổi thọ đứng thứ hai thế giới
Đây là loại cây kinh tế lâm nghiệp đang được khuyến kích trồng lấy gỗ bảo vệ rừng và hiện được trồng công trình tại khu đô thị nhiều.
- 23-05-2025Không phải sầu riêng, loại ‘siêu trái cây’ này mới đang là 'vua xuất khẩu': Thu về 155 triệu USD, Việt Nam – Thái Lan cạnh tranh ngôi vương thế giới
- 21-05-2025Hàng nghìn tấn vỏ cây quý từ Indonesia vừa đổ bộ Việt Nam: Là ‘trợ lực’ giúp nước ta xuất khẩu đứng top thế giới, Ấn Độ liên tục săn lùng
- 19-05-2025Cây xưa chỉ trồng lấy quả, nay ngắt lá đem bán cũng ra tiền
Cây cổ thụ linh thiêng với lịch sử hơn nghìn năm
Tại xã Tiên Lục, tỉnh Bắc Giang, một cây long não (còn gọi là dã hương) với niên đại hơn 1.000 năm tuổi đang trở thành biểu tượng thiên nhiên quý giá của Việt Nam.
Không chỉ nổi bật về tuổi thọ, cây còn được vua Lê Cảnh Hưng ban sắc phong danh hiệu “Quốc chúa đô mộc Dã Đại vương” và được xếp hạng Di tích cấp quốc gia từ năm 1989.
Cây long não ở Tiên Lục là một trong hai cây cùng loài có tuổi thọ cao nhất thế giới, với chu vi gốc lên đến hơn 8 mét, chiều cao khoảng 30 mét và tán lá rộng lớn, tạo nên cảnh quan hùng vĩ. Đây là một biểu tượng thiên nhiên vừa có giá trị lịch sử, văn hóa vừa có ý nghĩa to lớn về mặt sinh thái.
Theo người dân địa phương, cây đã hiện diện từ thời vua Lê Cảnh Hưng (1740–1786), được phong tặng danh hiệu “thiêng liêng” và được bảo tồn nghiêm ngặt suốt hàng trăm năm qua.
Đây là một trong số ít cây cổ thụ được bảo vệ nghiêm ngặt, thể hiện sự trân trọng của cộng đồng và chính quyền đối với di sản thiên nhiên quý báu.

Cây long não tại Tại xã Tiên Lục, tỉnh Bắc Giang
Giá trị kinh tế, sinh thái, bảo vệ rừng
Chuyên gia lâm nghiệp Nguyễn Văn Biên, Giám đốc Trung tâm cây giống Tam Đảo, Vĩnh Phúc cho biết long não là loại cây lâm nghiệp quý giá, được khuyến khích trồng để lấy gỗ và làm cây công trình trong nhiều khu vực hiện nay.
Long não thuộc họ gù có hương thơm, đặc trưng bởi tinh dầu lá có khả năng xua đuổi côn trùng hiệu quả. Cây có giá trị cao cả về mặt dược liệu và kinh tế.
Khi trồng làm cây công trình, khoảng cách lý tưởng là 1-1,5m/cây; còn nếu trồng lấy gỗ, khoảng cách 3-4m/cây, theo ông Biên chia sẻ.
Long não là cây gỗ lớn, tán rộng với hệ rễ phát triển mạnh, có khả năng giữ đất chắc chắn trên các sườn đồi, hạn chế xói mòn và bảo vệ tầng đất mặt. Tán lá dày giúp giữ ẩm cho đất, điều hòa nhiệt độ, độ ẩm, tạo môi trường thuận lợi cho đa dạng sinh học.
Cây cũng đóng vai trò quan trọng trong việc hấp thụ CO₂, thải ra oxy và thanh lọc không khí. Tinh dầu từ long não còn có khả năng kháng khuẩn, làm sạch môi trường xung quanh. Nên là một trong những cây công trình lý tưởng trồng tại các khu đô thị, trên đường phố lấy bóng mát
Giá trị văn hóa và tâm linh
Long não còn được xem là loại cây thiêng trong nền văn hóa Việt Nam và nhiều nước châu Á như Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản. Cây được trồng tại các đền chùa như biểu tượng trấn trạch, xua đuổi tà khí và mang lại năng lượng tích cực. Sự hiện diện của cây còn biểu trưng cho sự trường thọ, bền vững và thanh tịnh.
Không chỉ có ý nghĩa phong thuỷ, cây lâm nghiệp, ông Biên cho biết long não còn biết đến là cây dược liệu mang lại nhiều lợi ích cho sức khoẻ.
- Lá cây: Có mùi thơm mạnh, dùng để đuổi côn trùng, hỗ trợ giảm ho và cảm lạnh khi xông hơi.
- Quả: Dùng trong Đông y hỗ trợ điều trị các bệnh hô hấp và tiêu hóa.
- Thân cây: Gỗ bền chắc, chống mối mọt, dùng làm nội thất, đồ phong thủy.
- Rễ cây: Chứa nhiều tinh dầu, hỗ trợ điều trị đau khớp, giảm viêm.
Theo y học cổ truyền, long não dùng ngoài để sát trùng, tiêu viêm, kích thích và hồi tỉnh cơ tim. Tinh dầu long não cũng được sử dụng trong công nghiệp làm dung môi, chiết xuất các hoạt chất và chế thuốc trừ sâu.
Y học hiện đại ghi nhận tinh dầu long não có tác dụng kích thích thần kinh, hỗ trợ hô hấp và tuần hoàn, đồng thời kích thích niêm mạc dạ dày giúp tăng cường tiêu hóa.
Việc duy trì và phát triển cây long não không chỉ góp phần phát triển kinh tế lâm nghiệp mà còn bảo vệ môi trường, duy trì đa dạng sinh học và bảo tồn giá trị văn hóa, lịch sử lâu đời của đất nước.
Đời sống và Pháp luật