MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Không phải sầu riêng, loại ‘siêu trái cây’ này mới đang là 'vua xuất khẩu': Thu về 155 triệu USD, Việt Nam – Thái Lan cạnh tranh ngôi vương thế giới

23-05-2025 - 05:34 AM | Thị trường

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Được mệnh danh ‘siêu trái cây’, loại quả này vừa mang về hàng trăm triệu USD trong 3 tháng đầu năm.

Theo số liệu thống kê sơ bộ từ Hiệp hội Rau quả Việt Nam, xuất khẩu thanh long đã bất ngờ quay trở lại vị trí đứng đầu hàng rau quả với kim ngạch đạt gần 155 triệu USD trong quý 1, soán ngôi vua trái cây của sầu riêng. Thị trường xuất khẩu chủ lực của thanh long vẫn là Trung Quốc với giá trị đạt 106 triệu USD, so với cùng kỳ năm 2024 giảm 14%. Đứng thứ 2 là Ấn Độ với kim ngạch đạt 14,5 triệu USD tăng 3% so với cùng kỳ năm trước. Ở vị trí thứ 5 là Thái Lan đạt 3,7 triệu USD, tăng 12%; Canada đứng ở vị trí thứ 7 với 2,2 triệu USD tăng 10%.

Cách đây vài năm, thanh long là loại quả mang về giá trị xuất khẩu lớn nhất của ngành rau quả. Năm 2018, kỷ lục cao nhất mà quả thanh long mang lại cho Việt Nam là gần 1,3 tỉ USD nhưng sau đó giảm dần và mất mốc xuất khẩu 1 tỉ USD vào năm 2022 nhưng đến nửa đầu năm 2024, kim ngạch xuất khẩu thanh long chỉ đạt 292 triệu USD, giảm 14,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Hiện cây thanh long được trồng nhiều nhất ở các tỉnh như: Bình Thuận chiếm 50,73% diện tích cả nước, tiếp đến là Tiền Giang 16,42%, Long An là 15,15%. Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, đến năm 2022, sản lượng thanh long của Việt Nam đạt hơn 1,28 triệu tấn.

Từ năm 2010 đến 2020, diện tích thanh long có tốc độ tăng trưởng đạt 15,1%/năm và đạt cao nhất với 65.500 ha năm 2020 . Nhưng từ sau năm 2020 do ảnh hưởng dịch Covid-19 và chính sách Zero-Covid của Trung Quốc cho nên diện tích trồng thanh long nước ta giảm hơn 9.000 ha so với năm 2020 và đến nay chỉ còn dưới 60.000 ha.

Một trong những lý do sụt giảm lớn nhất của thanh long là do thị trường chủ đạo Trung Quốc hiện đã trồng loại cây này với diện tích rất lớn. Mới đây, Trung Quốc công bố trồng được 67.000 ha thanh long, sản lượng 1,6 triệu tấn, nhiều hơn Việt Nam cả về diện tích, sản lượng. Chính vì Trung Quốc có quy mô về diện tích và sản lượng tăng nhanh, cho nên nhu cầu nhập khẩu hạn chế.

Nhưng trên thế giới, loại quả này được mệnh danh là "siêu trái cây" bởi những lợi ích mà nó mang lại cho sức khỏe con người, như giúp chống lại các bệnh lý mãn tính, chiến đấu với các tế bào ung thư, cải thiện hệ tiêu hóa, kiểm soát bệnh tiểu đường...

Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt trên thị trường nông sản toàn cầu, cuộc đua xuất khẩu thanh long giữa Việt Nam và Thái Lan năm 2025 tiếp tục là tâm điểm chú ý. Việt Nam, với sản lượng thanh long khoảng 1,4 triệu tấn/năm, đang dẫn đầu về quy mô sản xuất, đặc biệt tại các tỉnh như Bình Thuận, Long An và Tiền Giang.

Thái Lan, dù có sản lượng thấp hơn, lại tận dụng lợi thế về chất lượng, bao bì và chiến lược thị trường để thâm nhập các thị trường khó tính như EU và Mỹ. Thanh long Thái Lan, đặc biệt loại vỏ vàng, được đánh giá cao về vị ngọt và độ giòn, đáp ứng tốt yêu cầu khắt khe về an toàn thực phẩm.

Nhìn vào diễn biến thị trường hiện tại, nhiều người kỳ vọng thanh long sẽ quay trở lại câu lạc bộ tỉ đô. Tuy nhiên ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng thư ký Hiệp hội rau quả Việt Nam (VINAFRUIT) cho rằng, điều này khó xảy ra. Bởi Trung Quốc, thị trường chủ lực của trái thanh long từ nay đến tháng 9 sẽ giảm dần nhu cầu tiêu thụ và cả nhập khẩu vì hàng nội địa sẽ chiếm lĩnh.

Như Quỳnh

An ninh tiền tệ

Trở lên trên