Từng hứa hẹn trở thành 'cứu tinh' khí đốt cho châu Âu, quốc gia này bất ngờ rơi vào khủng hoảng: Thường xuyên bị mất điện, cần 60 chuyến hàng để đáp ứng nhu cầu

Ảnh minh họa
Quốc gia này đã từ bỏ kế hoạch trở thành nhà cung cấp cho châu Âu khi sản lượng thấp nhất trong vòng 9 năm.
- 22-05-2025Giữ lời hứa ‘giải cứu’ dầu Nga, quốc gia BRICS mua hàng kỷ lục: Nhập khẩu 1,8 triệu thùng dầu mỗi ngày, nhu cầu chưa có dấu hiệu suy giảm
- 22-05-2025Một 'khách ruột của Nga' vừa phát hiện mỏ vàng đen khổng lồ, trữ lượng 6,1 tỷ thùng dầu
- 23-05-2025Không phải sầu riêng, loại ‘siêu trái cây’ này mới đang là 'vua xuất khẩu': Thu về 155 triệu USD, Việt Nam – Thái Lan cạnh tranh ngôi vương thế giới
Theo Reuters, Ai Cập đang đàm phán với các công ty năng lượng và công ty thương mại để mua 40-60 lô hàng khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) trong bối cảnh tình trạng thiếu hụt năng lượng ngày càng trầm trọng tại quốc gia này.
Các chuyên gia ước tính đất nước này phải chi tới 3 tỷ USD theo tỷ giá hiện tại để bảo đảm nguồn cung LNG, gây sức ép lên ngân khố Chính phủ. Việc duy trì nguồn điện trong bối cảnh sản lượng khí đốt giảm và cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt đang gây áp lực lên các nhà lãnh đạo tại quốc gia châu Phi.
"Chính phủ hiện đang đàm phán để nhập khẩu ít nhất 40 chuyến hàng LNG và khoảng 1 triệu tấn dầu nhiên liệu", một nguồn tin trong ngành chia sẻ.
Nguồn tin cho biết thêm: "Khí đốt là trọng tâm chính vì có nhiều lựa chọn thanh toán linh hoạt hơn so với dầu nhiên liệu, mặc dù dầu nhiên liệu vẫn được cân nhắc nếu giá LNG không thuận lợi".
Trong hai năm qua, Ai Cập đã phải chịu đựng tình trạng mất điện luân phiên do nguồn cung khí đốt tự nhiên không đáp ứng được nhu cầu. Sản lượng khí đốt của riêng Ai Cập vào tháng 2 đã đạt mức thấp nhất trong 9 năm. Quốc gia Ả Rập đông dân nhất thế giới trở lại thành nhập khẩu ròng khí đốt vào năm ngoái khi phải mua hàng chục lô hàng và từ bỏ kế hoạch trở thành nhà cung cấp cho châu Âu khi sản lượng giảm mạnh.
Trước đó Ai Cập trở thành một trong những vị cứu tinh cho châu Âu sau khi Nga hạn chế lượng khí đốt vận chuyển qua đường ống. Theo Bộ Dầu mỏ và Tài nguyên Khoáng sản Ai Cập, nước này xuất khẩu khoảng 8 triệu tấn khí đốt tự nhiên hóa lỏng vào năm 2022, trị giá khoảng 8,4 tỷ USD.
Cuộc khủng hoảng tiền tệ của Ai Cập đã làm chậm quá trình thanh toán cho các công ty dầu mỏ quốc tế, hạn chế hoạt động thăm dò và làm chậm sản lượng dầu khí.
Một nguồn tin khác cho rằng quốc gia này có thể cần tới 60 chuyến hàng LNG để đáp ứng nhu cầu năm 2025 và về lâu dài, con số này có thể tăng lên tới 150 chuyến. Hiện Ai Cập đang đàm phán với Qatar, Algeria, Saudi Aramco và các công ty thương mại toàn cầu lớn.
Theo dữ liệu từ S&P Global Commodity Insights, Ai Cập đã mua 1,84 triệu tấn LNG trong năm nay. Con số này hiện tương đương gần 75% tổng lượng mua trong năm 2024.
Dữ liệu của JODI cho thấy Ai Cập phụ thuộc rất nhiều vào khí đốt nhập khẩu từ Israel, chiếm 40-60% tổng nguồn cung nhập khẩu và khoảng 15-20% lượng tiêu thụ. Tuy nhiên hiện nay Israel muốn tăng giá khí đốt xuất khẩu thêm 25%.
Giá khí đốt của Israel được liên kết với giá dầu đã giảm, trong khi giá LNG được liên kết với các chuẩn mực khác như Japan Korea Marker (JKM) ở Châu Á, giá khí đốt tại trung tâm khí đốt TTF của Hà Lan ở Châu Âu hoặc Henry Hub ở Mỹ.
An ninh tiền tệ