IMF: Kinh tế toàn cầu phát triển không đồng đều trong năm 2015
Theo dự báo mới nhất của IMF, các nền kinh tế phát triển sẽ tăng trưởng mạnh mẽ hơn trong năm 2015, nhưng các nền kinh tế mới nổi sẽ tăng trưởng yếu ớt hơn.
- 12-04-201520 nền kinh tế lớn nhất thế giới trong năm 2030
- 07-04-2015Kinh tế thế giới sẽ hồi phục sau khởi đầu ảm đạm?
- 04-04-2015IMF: Philippines sẽ dẫn đầu Đông Nam Á về tăng trưởng kinh tế
Năm 2014, tăng trưởng kinh tế toàn cầu đã ở mức 3,4%, phản ánh các nền kinh tế phát triển khá hồi phục so với năm trước đó trong khi các nền kinh tế đang phát triển và thị trường mới nổi suy giảm.
Theo dự báo mới nhất của IMF, các nền kinh tế phát triển sẽ tăng trưởng mạnh mẽ hơn trong năm 2015, nhưng các nền kinh tế mới nổi sẽ tăng trưởng yếu ớt hơn. Điều này phản ánh triển vọng khá ảm đạm đối với một vài nền kinh tế mới nổi và các nước xuất khẩu dầu mỏ.
Trong bản báo cáo cập nhật dự báo về triển vọng kinh tế thế giới (World Economic Outloook – WEO) vừa được IMF công bố, tổ chức này dự báo kinh tế thế giới sẽ tăng trưởng lần lượt 3,5% và 3,8% trong 2 năm 2015 và 2016.
Mức dự báo này không thay đổi so với bản dự báo trước đó, nhưng báo cáo nhấn mạnh sự không đồng đều trong triển vọng của các nền kinh tế lớn và các khu vực khác nhau của kinh tế thế giới.

So với dự báo được đưa ra hồi tháng 1, tăng trưởng của kinh tế Mỹ bị hạ từ 3,6% xuống còn 3,1% đối với năm 2015 và 3,3% xuống còn 3,1% đối với năm 2016. Dự báo tăng trưởng của eurozone được điều chỉnh tăng thêm 0,3% và 0,2%, lên 1,5% và 1,6% lần lượt trong 2 năm 2015 và 2016.
Đối với các nền kinh tế mới nổi, dự báo về tăng trưởng của Trung Quốc được giữ nguyên, trong khi của Ấn Độ được điều chỉnh tăng thêm lần lượt 1,2% và 1,0%.
Theo IMF, rủi ro đối với tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong ngắn hạn đã được phân phối đồng đều hơn so với hồi tháng 10 năm ngoái, tuy nhiên nhìn chung kinh tế thế giới vẫn phải đối mặt với nhiều rủi ro. Giá dầu giảm có thể đẩy tăng sản lượng mạnh hơn so với dự báo. Tuy nhiên căng thẳng địa chính trị và nguy cơ giá tài sản đảo chiều đang tiếp tục đe dọa kinh tế toàn cầu. Ở một vài nền kinh tế phát triển, lạm phát thấp hoặc tệ hơn là giảm phát là mối đe dọa lớn.
Thu Hương
CÙNG CHUYÊN MỤC

Cơ phó ngất xỉu, chuyến bay không có phi công điều khiển trong 10 phút
22:40 , 19/05/2025