Quốc gia đông dân thứ 4 thế giới nuôi tham vọng vượt mặt Việt Nam ở một 'mỏ vàng' tỷ USD, sản lượng 700.000 tấn mỗi năm có đủ sức?

Indonesia đang hướng tới mục tiêu chiếm vị trí thứ 2 thế giới của Việt Nam về sản lượng cà phê.
- 17-05-2025Doanh số bán xe Việt Nam tăng trưởng cao nhất Đông Nam Á, hơn 118.000 ô tô được mua nhờ kinh tế thuận lợi, tiêu dùng nội địa cải thiện
- 17-05-2025CMC Telecom sẽ xuất hiện tại sự kiện bảo mật hàng đầu Việt Nam
- 16-05-2025Piaggio tung bộ đôi Vespa Primavera và Sprint 2025 tại Việt Nam, lấy cảm hứng từ Vespa cổ
- 17-05-2025Mỹ vừa chi gần 3 tỷ USD mua một mặt hàng của Việt Nam: Nước ta xuất khẩu của thế giới đứng thứ 2 thế giới, hơn 150 quốc gia đặt gạch mua hàng
Theo tờ Jakarta Globe của Indonesia, nước này đang đặt mục tiêu vượt qua Việt Nam để trở thành quốc gia sản xuất cà phê lớn thứ 2 thế giới, khi Chính phủ của nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á đẩy mạnh các nỗ lực tăng sản lượng nội địa và khai thác nhu cầu cà phê ngày càng tăng trên toàn cầu.
Bộ trưởng phụ trách các vấn đề lương thực Zulkifli Hasan – người thường được biết đến với tên gọi Zulhas – cho biết Indonesia hiện xếp thứ tư thế giới với sản lượng hơn 700.000 tấn cà phê mỗi năm. Ông tin rằng con số này có thể tăng đáng kể nếu đất nước đông dân thứ tư thế giới (hơn 285 triệu người) áp dụng đúng chiến lược.
“Giá cà phê hiện đang rất thuận lợi, vì vậy chúng ta cần nâng cao năng suất”, ông Zulhas nói. Vị Bộ trưởng Bộ Điều phối Lương thực Indonesia nhấn mạnh sự cần thiết của việc sử dụng giống cây chất lượng cao hơn, cải thiện khâu chế biến sau thu hoạch, cũng như đóng gói cạnh tranh hơn để gia tăng giá trị cho cà phê của “xứ sở vạn đảo”.
Ông Zulhas cho biết Indonesia có diện tích đất đai rộng lớn, phù hợp cho việc trồng cà phê, từ các cao nguyên ở Aceh đến vùng phía Đông Papua, mỗi nơi đều cho ra những hạt cà phê có hương vị đặc trưng. Hiện quốc gia Đông Nam Á này có 54 Chỉ dẫn Địa lý (GI) cho cà phê, gồm 26 cho Arabica, 24 cho Robusta, 3 cho Liberica và 1 cho Excelsa.
“Cà phê không chỉ là một mặt hàng, mà còn mang lối sống của các cộng đồng trên khắp đất nước chúng tôi. Từ cao nguyên Gayo đến sườn núi Toraja, cà phê là biểu tượng của lao động chăm chỉ, di sản văn hóa và niềm tự hào dân tộc”, ông Zulhas nói.
Hiện nay, Indonesia vẫn đứng sau Brazil, Việt Nam và Colombia về sản lượng cà phê toàn cầu. Việt Nam – nhà sản xuất nông sản này lớn thứ hai thế giới nổi tiếng với việc trồng giống cà phê Robusta quy mô lớn, với sản lượng đạt 1,8 triệu tấn mỗi năm.
Để thu hẹp khoảng cách trên, ông Zulhas kêu gọi sự hợp tác chặt chẽ hơn giữa Chính phủ và khu vực tư nhân nhằm khai phá toàn bộ tiềm năng ngành cà phê của Indonesia.
Theo Cơ quan Thống kê Trung ương (BPS), từ tháng 1 đến tháng 9 năm 2024, Indonesia đã xuất khẩu 342.220 tấn cà phê, trị giá 1,49 tỷ USD. Trong khi đó, nhập khẩu cà phê chỉ đạt 67.650 tấn, trị giá 319,84 triệu USD.
Các thị trường xuất khẩu hàng đầu của cà phê Indonesia gồm Philippines (85.000 tấn), Mỹ (31.730 tấn) và Malaysia (32.330 tấn), phần còn lại được xuất khẩu sang nhiều quốc gia khác. Về nhập khẩu, Việt Nam chiếm ưu thế với 47.270 tấn, tiếp theo là Brazil (13.040 tấn) và Malaysia (1.840 tấn).
An ninh tiền tệ
CÙNG CHUYÊN MỤC

Phân khúc SUV cỡ C đua giảm giá giành thị phần
14:38 , 17/05/2025