Người đàn ông vay hơn 66 tỷ đồng nhưng không trả được, vợ bị chủ nợ khởi kiện, tòa án tuyên bố: “Không phải trả”

Sau quá trình hòa giải, phía nguyên đơn đã từ bỏ yêu cầu đòi nợ, giúp người phụ nữ Trung Quốc thoát khỏi áp lực tài chính đè nặng.
- 09-05-2025Bố qua đời để lại 17 tỷ đồng, con trai khởi kiện đòi chia đôi tài sản, tòa tuyên bố: “Không có di chúc nhưng con gái sẽ được phần hơn”
- 06-05-2025Nam kế toán chuyển khoản 3,8 tỷ đồng theo lời dặn của sếp lại bị công ty khởi kiện, tòa tuyên bố: 1 bên phải bồi thường 250 triệu đồng
- 06-05-2025Ngậm ngùi thanh toán trước 42 tỷ đồng, người phụ nữ vẫn “mất trắng” 4.500 tấn hàng bèn khởi kiện đối tác, tòa án: "Họ đã phá sản rồi"
Cú sốc sau ly hôn
Theo The Paper, bà Trương, ngoài 40 tuổi, ở Ninh Ba, Trung Quốc, từng kết hôn với ông Lưu vào năm 2010, sau khi cả hai gặp nhau qua một công ty môi giới hôn nhân. Tuy nhiên, cuộc hôn nhân này không kéo dài được lâu. Sau 1 năm sống chung mà không có con, tình cảm giữa hai người dần phai nhạt dẫn đến việc hai người ly hôn sau 3 năm chung sống. Cả hai chia tay trong hòa bình, không có tranh chấp tài sản.
Tuy nhiên vào tháng 1/2018, một căn nhà do bà Trương đứng tên bất ngờ bị tòa án địa phương niêm phong. Qua kiểm tra, bà mới biết mình và chồng cũ đã bị kiện từ tháng 5/2017 do liên đới đến khoản nợ gần 30 triệu NDT (hơn 108 tỷ đồng). Phán quyết sơ thẩm xác định đây là khoản vay phát sinh trong thời kỳ hôn nhân, và theo Điều 24 của Luật Hôn nhân Trung Quốc, cả hai vợ chồng bà Trương đều phải chịu trách nhiệm nếu không có bằng chứng chứng minh đó là nợ cá nhân.
Theo tài liệu từ tòa án địa phương, trong khoảng thời gian từ cuối năm 2011 đến 2013, ông Lưu đã vay tổng cộng 18,5 triệu NDT (hơn 66 tỷ đồng) từ một người bạn tên Lý Vỹ để đầu tư cổ phiếu. Tuy nhiên, đến năm 2014, sau khi chỉ trả được 2 triệu NDT, ông Lưu cắt đứt liên lạc với bạn của mình. Sau nhiều năm không trả, khoản nợ đã tăng lên gần 30 triệu NDT (hơn 108 tỷ đồng) gồm cả gốc và lãi.
Khi biết tin, bà Trương khẳng định mình hoàn toàn không biết đến khoản vay này và chưa sử dụng một đồng nào trong số tiền đó. Để đòi lại công bằng cho mình, người phụ nữ này quyết định nộp đơn kháng cáo lên Tòa án Nhân dân cấp trung thành phố Ninh Ba.

Ảnh minh họa: The Paper
Hòa giải thành công, công lý được thực thi
Tại tòa, qua quá trình xem xét chứng cứ, bao gồm các giao dịch ngân hàng và hoàn cảnh hôn nhân thực tế, Tòa án Nhân dân cấp trung thành phố Ninh Ba nhận định khoản vay của ông Lưu không nhằm phục vụ cuộc sống của gia đình mà chủ yếu là đầu tư tài chính cá nhân. Không có dấu hiệu cho thấy bà Trương biết hoặc hưởng lợi từ khoản tiền này.
Thẩm phán cho biết khoản nợ gần 30 triệu NDT vượt xa nhu cầu sinh hoạt bình thường của một gia đình và không có bằng chứng về sự đồng thuận giữa hai vợ chồng trong việc vay mượn. Từ đó, tòa án đã tích cực vận động các bên hòa giải.
Thông tin từ Tòa án Nhân dân cấp trung thành phố Ninh Ba ngày 22/4/2018 cho biết phía nguyên đơn và bà Trương đã đạt được thỏa thuận hòa giải. Nguyên đơn chính thức tuyên bố từ bỏ yêu cầu đòi nợ đối với bà, đồng nghĩa với việc bà Trương không còn nghĩa vụ thanh toán khoản vay khổng lồ do chồng cũ gây ra. Ngày 19/6/2018, các bên liên quan đã ký vào “Thư cam kết giải quyết” tại tòa, chính thức khép lại vụ kiện kéo dài gần một năm.
Việc này không chỉ giải thoát cho bà Trương khỏi một khoản nợ khổng lồ mà còn khẳng định sự công bằng trong việc áp dụng pháp luật hôn nhân và dân sự Trung Quốc.
Chia sẻ với báo The Paper, bà Trương không giấu nổi sự xúc động: “Lần này tòa án thực sự đã cứu mạng tôi. Nếu không có sự công tâm và nỗ lực của thẩm phán, tôi có thể đã mất tất cả vì một khoản nợ mà mình không hề hay biết.”
Vụ việc của bà Trương là minh chứng rõ ràng cho việc mỗi cá nhân cần hiểu rõ quyền và nghĩa vụ trong hôn nhân, đặc biệt là trong các giao dịch tài chính. Đồng thời, nó cũng cho thấy vai trò tích cực của hệ thống tư pháp Trung Quốc trong việc bảo vệ công dân khỏi các rủi ro pháp lý phát sinh ngoài ý muốn.
(Theo The Paper)
Đời sống và Pháp luật