MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Lần theo manh mối được cung cấp tới vách đá, chuyên gia hân hoan tìm thấy loài "tuyệt chủng" hơn 170 năm

22-05-2025 - 19:35 PM | Sống

Đó là loài vật nào?

Manh mối từ những bức ảnh do người dân cung cấp

Theo 1 bài viết đăng trên Asian Birdlife, vào ngày 5/10/2020, hai người dân địa phương ở Đông Nam Kalimantan, đảo Borneo của Indonesia vào rừng như thường lệ và bắt được một con chim có vẻ ngoài đặc biệt. Trong nhiều ngày trước đó, họ thường xuyên nhìn thấy nó. Hai người đem nó về nhà nuôi nhốt trong lồng một vài ngày, chụp ảnh lại và quyết định thả nó về tự nhiên. Sau đó, họ đã liên hệ với các chuyên gia về chim của địa phương.

Dựa trên những bức ảnh hai người dân cung cấp, nhóm chuyên gia đã ghi chép lại những thông tin chi tiết. Họ nghi ngờ rằng con chim này có thể thuộc loài đã được cho là tuyệt chủng.

Lần theo manh mối được cung cấp tới vách đá, chuyên gia hân hoan tìm thấy loài "tuyệt chủng" hơn 170 năm- Ảnh 1.

Hai người dân địa phương ở Indonesia vào rừng như thường lệ và bắt được một con chim có vẻ ngoài đặc biệt. (Ảnh: Rewild)

Nhóm chuyên gia đã so sánh với mẫu vật gốc hiện đang được lưu giữ tại Trung tâm Đa dạng Sinh học Naturalis (Hà Lan) và có sẵn trực tuyến (thông qua Oriental Bird Images).

Con chim có thân hình chắc nịch, đuôi tương đối ngắn và mỏ khỏe, phù hợp với mẫu vật gốc. Phần trên cơ thể có màu nâu đậm, trong khi phần dưới cho đến ngực có màu xám với các vệt trắng mịn. Khuôn mặt của con chim rất đặc biệt, với phần đỉnh đầu màu nâu hạt dẻ, được phân cách bởi một dải mắt màu đen rộng kéo dài qua má đến gáy và hai bên cổ. Mống mắt có màu đỏ sẫm, không giống như mẫu vật gốc với đôi mắt màu vàng nhân tạo. Chân có màu xám đen, không phải màu nâu như minh họa trong Eaton và cộng sự.

Lần theo manh mối được cung cấp tới vách đá, chuyên gia hân hoan tìm thấy loài "tuyệt chủng" hơn 170 năm- Ảnh 2.

Nhóm chuyên gia đã so sánh với mẫu vật gốc hiện đang được lưu giữ tại Trung tâm Đa dạng Sinh học Naturalis (Hà Lan) và có sẵn trực tuyến (thông qua Oriental Bird Images). (Ảnh: Rewild)

Cá thể chim được quan sát rất khác biệt và không giống bất kỳ loài chim chích Malacopteron hay Malacocincla nào khác ở Borneo mà nhóm nghiên cứu đã quen thuộc thông qua công việc thực địa của họ ở Greater Sundas. Sau đó, nhóm chuyên gia đã xác định rằng con chim kỳ lạ đó chính là loài họa mi mày đen dựa trên những đặc điểm nổi bật của nó. Đây là lần đầu tiên loài chim này được nhìn thấy sau hơn 170 năm được cho là đã tuyệt chủng.

Tìm thấy loài vật được cho là đã tuyệt chủng hơn 170 năm

Việc loài chim này không chỉ còn tồn tại mà còn sống khỏe mạnh đã khiến giới khoa học vô cùng kinh ngạc. Panji Gusti Akbar, tác giả chính của bài báo đăng trên tạp chí Asian Birdlife (ngày 25/10), đã mô tả đây là một khoảnh khắc đầy hân hoan. Ông chia sẻ: "Thật khó tin khi nghĩ rằng loài chim được mệnh danh là 'bí ẩn lớn nhất của ngành điểu học Indonesia' này vẫn còn sống trong những khu rừng đất thấp này."

Lần theo manh mối được cung cấp tới vách đá, chuyên gia hân hoan tìm thấy loài "tuyệt chủng" hơn 170 năm- Ảnh 3.

Việc loài chim này không chỉ còn tồn tại mà còn sống khỏe mạnh đã khiến giới khoa học vô cùng kinh ngạc. (Ảnh: BBC)

Họa mi mày đen, loài chim có kích thước chỉ bằng lòng bàn tay với bộ lông màu nâu xám, được ghi nhận lần đầu tiên vào những năm 1840 bởi nhà điểu học Charles Lucien Bonaparte, cháu trai của Napoleon. Lần cuối cùng loài họa mi mày đen (Black-browed Babbler) được ghi nhận là vào khoảng năm 1848, trước cả khi cuốn sách "Nguồn gốc các loài" của Charles Darwin ra đời. Kể từ đó, mọi nỗ lực tìm kiếm loài chim này đều thất bại. Theo các chuyên gia, hơn 170 năm là khoảng thời gian "mất tích" dài nhất được biết đến đối với bất kỳ loài chim châu Á nào.

Một điểm khác biệt thú vị giữa cá thể chim sống và mẫu vật nghiên cứu trước đây là màu mống mắt màu hạt dẻ nổi bật. Các nhà nghiên cứu đã quay trở lại khu vực phát hiện con chim để tiến hành khảo sát thêm.

Lần theo manh mối được cung cấp tới vách đá, chuyên gia hân hoan tìm thấy loài "tuyệt chủng" hơn 170 năm- Ảnh 4.

Các nhà nghiên cứu đã quay trở lại khu vực phát hiện con chim để tiến hành khảo sát thêm. (Ảnh: BBC)

Trên thế giới hiện có hơn 150 loài chim được coi là "tuyệt chủng" vì không có ghi nhận nào trong hàng thập kỷ qua. Ông Barney Long, Giám đốc cấp cao về bảo tồn loài của tổ chức Global Wildlife Conservation, nhận định: "Khám phá này mang đến hy vọng lớn, cho thấy chúng ta vẫn có thể tìm thấy những loài mà giới khoa học đã không thể tìm thấy trong nhiều thập kỷ, thậm chí lâu hơn."

Loài chim này được xếp vào loại "Thiếu Dữ Liệu" trong Sách Đỏ của IUCN (BirdLife International 2020). Loài chim biết hót này đang bị đe dọa bởi nông nghiệp, khai thác gỗ được phép trong các khu vực được bảo vệ, các đồn điền cao su và dầu cọ , và cháy rừng do hạn hán.

Nhóm chuyên gia đã tới khám phá môi trường sống của loài chim bí ẩn này trên những ngọn đồi đá vôi thuộc Kotabaru Regency, đảo Borneo. (Nguồn: Youtube)

Sau lần phát hiện vào năm 2020, vào tháng 9 năm 2021, nhóm chuyên gia đã tới khám phá môi trường sống của loài chim bí ẩn này trên những ngọn đồi đá vôi thuộc Kotabaru Regency, đảo Borneo. Nhóm nghiên cứu phát hiện một cặp chim họa mi trong bụi rậm gần vách đá. Họ nhận thấy rằng những con chim di chuyển rất lặng lẽ và kín đáo, có thể đó là lý do tại sao chúng ẩn mình khỏi con người trong một thời gian dài như vậy. Khi những con chim đã đủ gần, nhóm nghiên cứu đã chụp được những hình ảnh và video đầu tiên về những con chim trong môi trường sống tự nhiên của chúng.

 (Theo BBC, Asian Birdlife, CNN)

Theo Nguyệt Phạm

Đời sống & pháp luật

Trở lên trên