Khách du lịch hủy chuyến tới Nhật Bản chỉ vì... truyện tranh: "Bóng ma" thiên tai khiến nhiều người cảnh giác
Cuốn truyện từng tình cờ dự báo đúng thảm họa kép động đất, sóng thần hồi tháng 3/2011, lại đang viết về một thảm họa khác.
- 01-04-2025Toàn cảnh Myanmar 3 ngày sau động đất: Công tác cứu hộ chạy đua từng phút, quá nhiều khủng hoảng vẫn tiếp diễn sau thiên tai
- 13-01-2025Cháy rừng ở California: Thảm họa thiên tai tốn kém nhất lịch sử nước Mỹ?
- 30-12-20245 dự đoán của bà Baba Vanga về vận mệnh thế giới năm 2025: Vẫn phải đối mặt với nhiều thiên tai khốc liệt
- 22-12-2024Nhật Bản làm siêu dự án 109 tỷ USD chặn mọi thiên tai, khẳng định sở hữu công nghệ số 1 toàn cầu
Việc nội dung trong một cuốn sách, cuốn truyện dự báo thảm họa có vẻ như điều gì đó rất… hư cấu. Tuy nhiên, đối với ngành du lịch Nhật Bản, những tác động từ nội dung một cuốn sách lại là hữu hình. Lo sợ vô căn cứ về một thảm họa sắp diễn ra khiến một bộ phận khách du lịch quyết định hủy bỏ những chuyến đi đã được lên kế hoạch trước tới Nhật Bản.
Sự việc hiện nay bắt nguồn từ những tin đồn xoay quanh một cuốn truyện tranh có tiêu đề "The Future I Saw" (Tương lai tôi thấy) của Ryo Tatsuki, xuất bản vào năm 1999. Cuốn sách này đã cảnh báo về một thảm họa lớn vào tháng 3/2011, trùng lặp với thảm họa kép động đất – sóng thần kinh hoàng tàn phá vùng Tohoku phía bắc Nhật Bản. “Phiên bản đầy đủ” của cuốn sách, được phát hành năm 2021, có nhắc đến một trận động đất lớn tiếp theo sẽ xảy ra vào tháng 7 này.
Hồi 14 giờ 46 phút chiều ngày 11/3/2011, trận động đất cường độ 9 đã xảy ra ở Đông Bắc Nhật Bản. Sau động đất, các đợt sóng thần khổng lồ cao tới 40 mét cũng đã liên tiếp ập vào đất liền, nhấn chìm nhiều thị trấn và làng mạc. Đây là một trong những trận động đất-sóng thần mạnh nhất lịch sử loài người.
Thậm chí, tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima nằm gần bờ biển, sóng thần tấn công đã làm hỏng hoàn toàn các hệ thống làm mát thanh nhiên liệu hạt nhân, gây ra thảm họa hạt nhân tồi tệ nhất thế giới và khiến một số vùng dân cư xung quanh bị nhiễm phóng xạ.
Sự tàn phá đã buộc hàng trăm ngàn người khác phải rời bỏ nhà cửa của họ. Cho đến tận bây giờ, hơn 29.000 người vẫn chưa thể quay trở lại. Cơ quan Cảnh sát quốc gia Nhật Bản ước tính số người thiệt mạng do thảm họa là 15.900 người trong khi 2.520 người mất tích.
Trong khi đó, một số nhà ngoại cảm từ Nhật Bản và Hồng Kông (Trung Quốc) cũng đã đưa ra những cảnh báo tương tự, gây ra một số sự hoảng loạn vô căn cứ trên mạng Internet. Và nhiều người đã thực sự hủy chuyến du lịch đã lên lịch trước vì nỗi sợ hãi đó.
“Trên mạng, mọi người nói rất nhiều về trận động đất sắp xảy ra. Thôi, tốt nhất là nên tránh đi. Sẽ vô cùng rắc rối nếu điều đó trở thành sự thực”, Samantha Tang, một giáo viên yoga 34 tuổi đang sống tại Hồng Kông, cho biết. Đây là lý do cô hủy bỏ chuyến đi đến Wakayama, một bãi biển cách Osaka khoảng 80 km về phía nam, vào tháng 8 tới.
CN Yuen, giám đốc điều hành của WWPKG - một công ty lữ hành có trụ sở tại Hồng Kông, cho biết lượng đặt phòng đến Nhật Bản qua công ty này đã giảm 1 nửa trong kỳ nghỉ lễ Phục sinh và dự kiến sẽ tiếp tục giảm trong 2 tháng tới.
Những thông tin này gây ra nỗi sợ với nhiều du khách tới từ Trung Quốc đại lục và Hồng Kông, nguồn khách lớn thứ 2 và thứ 4 của Nhật Bản. Nỗi sợ hãi đó cũng bắt đầu lan sang các thị trường khác như Thái Lan, nơi những bài đăng xuất hiện trên mạng xã hội cảnh báo mọi người nên suy nghĩ trước khi du lịch Nhật Bản.
Nỗi sợ hãi về “một trận động đất lớn” đã gia tăng kể từ khi Chính phủ Nhật Bản cảnh báo 80% khả năng sẽ xảy ra một trận động đất nghiêm trọng ở Rãnh Nankai, phía nam nước này, trong vòng 30 năm tới. Một số nhà địa chấn học đã chỉ trích cảnh báo này, đặt câu hỏi về độ xác tín của nó.
Các nhà địa chấn học khẳng định việc dự báo thời điểm động đất là điều gần như không thể. Nhật Bản, quốc gia nằm trên cái gọi là Vành đai lửa Thái Bình Dương, đã trở nên rất quen thuộc với động đất. Người Nhật cũng có nhiều biện pháp để hạn chế tới mức tối thiểu thiệt hại của động đất nhưng với những sự kiện quá lớn, hậu quả vẫn vô cùng thảm khốc.
Theo Tổ chức Du lịch Quốc gia Nhật Bản, lượng khách tới nước này đã tăng vọt lên kỷ lục 10,5 triệu lượt trong 3 tháng đầu năm 2025. Trong số này, có 2,36 triệu du khách Trung Quốc, tăng 78% so với năm ngoái. Cùng thời kỳ, có 647.600 người sống ở Hồng Kông, Trung Quốc tới thăm Nhật Bản.
Vic Shing tới từ Hồng Kông, Trung Quốc cho biết sẽ không thay đổi kế hoạch vì những lời đồn trên mạng. Shing chia sẻ: “Dự đoán về động đất chưa bao giờ chính xác. Ngay cả khi động đất có xảy ra đi chăng nữa, Nhật Bản cũng đã có nhiều kinh nghiệm đối phó. Họ chắc chắn có năng lực quản lý thảm họa rất tốt”.
Theo: CNN
Đời sống Pháp luật
CÙNG CHUYÊN MỤC

Hai biến thể nào đứng sau làn sóng COVID-19 hiện nay ở châu Á?
20:06 , 20/05/2025
EU gây sức ép cực mạnh khi đề xuất G7 hạ giá trần dầu của Nga xuống 50 USD
18:05 , 20/05/2025