Đi chợ thấy người bán liên tục dùng giẻ lau thịt heo: 90% người biết nhưng không hiểu ý nghĩa
Cảnh tượng người bán dùng giẻ lau thịt heo chắc hẳn không còn xa lạ với những ai thường xuyên đi chợ, nhất là ở các quầy thịt truyền thống.
- 14-05-2025Đi chợ mua thịt lợn, người phụ nữ hốt hoảng khi người bán cắt miếng thịt ra: Đây là hiện tượng gì?
- 08-05-2025Ra chợ gặp 5 loại thịt lợn, tươi ngon, rẻ mấy cũng đừng mua
- 24-04-2025Rửa thịt lợn theo cách này chẳng khác nào “tắm” cho vi khuẩn – Vậy mà 70% người nội trợ làm sai
Thịt heo là một trong những loại thực phẩm quen thuộc nhất trong bữa cơm của người Việt. Từ kho, xào, chiên đến nướng, món nào cũng có thể thêm thịt heo để tăng độ đậm đà, đưa cơm. Theo thống kê, trung bình mỗi người Việt tiêu thụ khoảng 40-50kg thịt heo mỗi năm. Với tần suất sử dụng cao như vậy, việc lựa chọn được miếng thịt ngon, sạch và an toàn là điều rất quan trọng.
Tuy nhiên, khi ghé qua các quầy thịt ngoài chợ, không ít người đã từng thấy cảnh người bán dùng khăn - thường là một chiếc khăn ẩm để lau bề mặt miếng thịt. Cảnh tượng này khiến không ít người mua cảm thấy băn khoăn: "Tại sao lại lau thịt?", "Lau để làm gì?" và quan trọng hơn là: "Có nên mua miếng thịt vừa bị lau như thế không?".

Sau đây là 2 lý do phổ biến nhất để lý giải cho hành động này.
1. Lau để giữ miếng thịt nhìn "tươi lâu"
Thịt heo từ lò mổ đến tay người bán thường phải trải qua quãng đường vận chuyển khá dài và không phải lúc nào cũng được bán hết trong buổi sáng. Càng để lâu ở nhiệt độ thường, nhất là dưới cái nắng chợ ban ngày, bề mặt miếng thịt càng dễ mất nước, trở nên khô sạm, thâm xỉn, mất đi độ bóng và màu sắc tự nhiên.
Người tiêu dùng khi chọn thịt thường đánh giá nhanh bằng mắt: miếng thịt hồng hào, ẩm mịn thì dễ tạo cảm giác "tươi, mới mổ", còn thịt khô ráp, xỉn màu lại dễ bị cho là thịt để lâu. Chính vì vậy, để cải thiện nhan sắc cho miếng thịt, người bán sẽ dùng khăn ẩm lau nhẹ bề mặt. Chiếc khăn này giúp giữ ẩm phần thịt tiếp xúc với không khí, làm cho miếng thịt trông mọng nước và hấp dẫn hơn.

2. Lau để loại bỏ bụi bẩn và vết máu
Một lý do khác khiến người bán dùng khăn lau thịt là để loại bỏ bụi, vụn gỗ hoặc giấy vụn bám lên bề mặt miếng thịt trong quá trình cắt chặt. Nhiều quầy hàng sử dụng thớt gỗ cũ hoặc lót giấy carton bên dưới để thịt không bị trượt khi chặt. Tuy nhiên, trong lúc thao tác, các vụn giấy hoặc mảnh gỗ nhỏ có thể dính vào thịt, khiến miếng thịt giảm giá trị thẩm mỹ.
Ngoài ra, dù là thịt đã qua giết mổ sạch, vẫn không tránh khỏi hiện tượng tiết máu - nhất là khi thịt để lâu ngoài không khí. Lớp máu đông hoặc máu loang trên bề mặt dễ khiến người mua cảm thấy "ghê", thậm chí mất cảm tình ngay từ ánh nhìn đầu tiên. Do đó, người bán sẽ lau bớt phần máu hay bụi bẩn đi để thịt nhìn tươm tất, sáng sủa hơn.

Dùng khăn lau thịt không sai, nhưng lau sai cách thì lại là chuyện khác
Trên thực tế, việc lau thịt bằng khăn ẩm không hoàn toàn sai. Nếu được thực hiện đúng cách - dùng khăn sạch, giặt thường xuyên, chỉ dùng riêng để lau bề mặt thịt - thì đây có thể xem là một thao tác giữ thịt trông tươi tắn, bắt mắt hơn mà không gây hại. Tuy nhiên, điều đáng lo là nhiều người bán ngoài chợ sử dụng cùng một chiếc giẻ cho cả việc lau thịt, lau tay, lau bàn chặt… mà không thay hoặc vệ sinh thường xuyên.
Khăn ẩm để lâu trong môi trường nhiệt độ cao là nơi lý tưởng cho vi khuẩn sinh sôi. Nếu liên tục lau lên bề mặt thịt sống, vi khuẩn có thể lan truyền từ miếng này sang miếng khác, làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn, đặc biệt là với những ai mua thịt về nhưng không nấu ngay. Những rủi ro này càng đáng lo nếu nhà có trẻ nhỏ, người già hoặc người có hệ miễn dịch yếu.
Vậy nên, dù không thể "cấm" người bán lau thịt, nhưng người tiêu dùng vẫn cần tỉnh táo: nên ưu tiên chọn mua thịt ở những quầy có điều kiện bảo quản tốt, người bán gọn gàng, dùng khăn sạch, không để thịt lẫn với đồ dùng bừa bộn.

Mẹo chọn thịt heo ngon
Nếu thường xuyên mua thịt heo ở chợ, bạn hãy nắm vài mẹo nhỏ dưới đây để chọn được miếng thịt ngon, hạn chế rủi ro:
- Quan sát màu sắc: Thịt tươi thường có màu hồng nhạt, bề mặt khô ráo nhẹ, không nhớt, không tái nhợt hay chuyển sang màu xám. Mỡ có màu trắng, không vàng hay sẫm màu.
- Dùng tay ấn nhẹ: Khi ấn vào miếng thịt, nếu thịt có độ đàn hồi, không bị lõm hoặc chảy nước là dấu hiệu tốt. Thịt bị bơm nước sẽ nhũn, mất đàn hồi và dễ bị lõm khi ấn.
- Ngửi mùi: Thịt ngon có mùi đặc trưng của thịt sống, không có mùi hôi tanh, ôi thiu hay hóa chất.
- Nhìn thớ thịt: Thịt có thớ nhỏ, mịn, săn chắc là dấu hiệu của heo khỏe, không bị tiêm thuốc tăng trọng. Thịt quá nhão, rời rạc thì nên tránh.
- Hạn chế chọn thịt bị lau quá nhiều: Nếu thấy người bán liên tục lau miếng thịt bằng một chiếc khăn đã dùng nhiều lần, nên cân nhắc hoặc chuyển sang quầy khác.
Tổng hợp
Phụ nữ số