Con gái dậy thì bị chỉ trỏ đàm tiếu về ngoại hình, bà mẹ nói 4 từ EQ cao, thay đổi cả đời con!
Cách ứng xử của bà mẹ này quá xịn sò.
- 19-05-2025Vay 50 triệu để mở tài khoản nhằm hưởng lợi đến 1,5 triệu, người đàn ông Quảng Ninh bị yêu cầu chuyển tiếp 145 triệu thì vội báo công an
- 17-05-2025Tổng đạo diễn Phạm Hoàng Giang “trổ tài” với nhạc kịch, quy tụ dàn sao đình đám về Đồi Rồng
- 19-05-2025VPBank cảnh báo thông tin liên quan tới concert có G-Dragon
Trên mạng xã hội Trung Quốc từng có một topic rất đặc biệt mang tên "Nếu được viết một cuốn 'biên niên sử về mẹ mình', bạn sẽ kể câu chuyện nào?". Giữa hàng ngàn chia sẻ xúc động, có một cô gái kể về người mẹ "rất lợi hại" của mình – không phải vì mẹ quá nghiêm khắc, mà bởi mẹ chưa bao giờ giới hạn con trong bất cứ khuôn mẫu nào.
Không cần giáo điều, không cần khắt khe, tình yêu và trí tuệ của mẹ – vẫn âm thầm khắc vào ký ức con như một cuốn biên niên sử nhẹ nhàng mà sâu sắc nhất. Trong đó, cách bà mẹ này dạy con đã tác động đến cô gái, nhất là lúc bị xì xào vì ngoại hình tuổi dậy thì
Sau đây là chia sẻ ấy:
Mẹ tôi "vô cùng lợi hại" – ở chỗ nuôi dạy con mà không bao giờ đặt giới hạn
Ví dụ, mẹ chủ động cho tôi chơi game.
Kỳ nghỉ đông năm lớp Một, mẹ mang về nhà một chiếc máy chơi game. Đó là chiếc máy đời mới, phải cắm thẻ mới chơi được. Mẹ đặt nó ngay giữa phòng khách và nói: "Chỉ cần con làm xong bài tập, là có thể chơi".
Thế là kỳ nghỉ ấy, tôi sớm hoàn thành hết bài tập Tết, sau đó chơi game thỏa thích suốt cả kỳ nghỉ. Nào là Contra, Mario, xe tăng đại chiến, xếp hình Tetris, đến cả mấy trò bóng nảy biến hình hay đội phi cơ đánh nhau như ong bay... tôi chơi sung sướng, ngập tràn niềm vui.
Nghỉ hè năm lớp Sáu, mẹ lại để bố dẫn tôi đến tiệm net chơi game. Tiệm net là do đồng nghiệp của bố mở, ngay trước cổng nhà máy nơi bố làm việc. Mẹ bảo: "Cả tiểu học học hành cũng mệt rồi, tranh thủ chưa lên cấp hai thì nghỉ ngơi thoải mái một chút đi".

Mẹ của tác giả trong bài (người phụ nữ khoanh đỏ)
Thế là mỗi ngày tôi ngồi sau yên xe đạp của bố đến nhà máy, còn tôi thì vào tiệm net chơi game. Lúc ấy ít người chơi lắm, đặc biệt là ban ngày trong tuần thì gần như không ai cả, giá rẻ lại không có khói thuốc. Tôi ngồi ở một góc, chơi bản offline của game "Tiên kiếm kỳ hiệp", rồi đến Tam Quốc, những thứ lúc đó trông vừa ảo diệu lại vừa hoành tráng.
Nghỉ hè sau khi thi đại học, mẹ lại cùng tôi đến tiệm net chơi game.
Lần này là game "Ragnarok Online". Mẹ không chỉ đi cùng tôi, còn hào phóng nạp cho tôi một thẻ tháng, thay vì cứ nạp lắt nhắt như trước. Mẹ nói: "Thi xong rồi, chơi đi, xả hơi cho thoải mái." Thậm chí, lúc đó tiệm net có gói chơi qua đêm giá rẻ, mẹ cũng đồng ý cho tôi chơi thâu đêm.
Nhưng tôi chưa từng nghiện game.
Vì khi còn nhỏ, tôi đã được thỏa mãn cái ham muốn chơi game ấy. Và cũng vì tôi từng chơi những game rất hay, nên sau này khó mà đắm chìm vào mấy loại webgame rẻ tiền. Tôi cũng chẳng cần cày cuốc hay nạp tiền để kiếm chút cảm giác thành tựu.
Mẹ còn chủ động đưa tôi đến với tiểu thuyết.
Năm lớp Hai, mẹ cùng đồng nghiệp thường đến tiệm sách thuê truyện về đọc. Lúc đó ở Thành Đô, các bậc phụ huynh đều đua nhau cho con học thêm ở Cung Thiếu nhi, nào là đàn, cờ, thư pháp, vẽ tranh, Toán, tiếng Anh… Nhưng mẹ chưa bao giờ cấm tôi đọc "sách nhảm".
Khi còn chưa đọc hiểu hoàn toàn, tôi đã lần mò đọc hết bộ Khang Hy Đại Đế và Ung Chính Hoàng Đế của tác giả Nhị Nguyệt Hà. Dù chẳng hiểu nhiều, chỉ theo mạch truyện mà đọc, nhưng từ đó tôi không còn sợ những cuốn sách dày cộp.
Lên lớp Bốn, lớp Năm, mẹ còn đưa tôi vào thế giới tiểu thuyết ngôn tình.
Tôi nhớ mãi cái lần mẹ mở tủ sách trong nhà, chỉ từng tầng, từng cuốn, nói: "Con muốn đọc gì cũng được". Thế là tôi đọc thật.
Nhưng cũng nhờ vậy, tôi từ đó không còn hứng thú với dòng ngôn tình. Tôi xếp chúng vào loại "sướt mướt vô vị" từ khi còn chưa hiểu chuyện tình cảm, nên sau này chẳng hề hứng thú với tiểu thuyết tuổi teen. Suốt những năm cấp ba, tôi chưa từng mê đắm thể loại thanh xuân vườn trường.
Đến cấp hai, mẹ lại dẫn tôi vào thế giới võ hiệp.
Khi nhà đang sửa, tôi và mẹ sống tạm ở nhà thuê, tôi quấn chăn, vừa ăn xúc xích vừa uống nước nóng, vừa đọc tiểu thuyết võ hiệp cùng mẹ.
Lên cấp ba, lượng sách tôi đọc đã vượt xa mẹ.
Từ đó, mẹ không còn dẫn dắt tôi đọc sách nữa, mà lùi lại hỗ trợ phía sau: Mặc kệ tôi mỗi lần rảnh lại chạy xuống hiệu sách Tân Hoa dưới nhà ngồi cả buổi chiều; mỗi tháng cho tôi 20 tệ tiêu vặt, để tôi tự để dành mua sách; tôi mua, mẹ đọc.
Và mẹ còn dạy tôi đối diện với cơ thể mình một cách tự nhiên.
"Bình thường thôi mà" - thần chú giúp tôi vượt qua kỳ thị tuổi dậy thì
Năm 1997, phim Titanic gây sốt khắp nơi, mẹ thuê băng về xem. Khi đó tôi mới lớp Một, cùng xem với mẹ và em họ. Đến cảnh Jack vẽ chân dung khỏa thân của Rose, tôi và em lập tức che mắt nhau, nhưng mẹ lại bình tĩnh nói: "Chuyện bình thường thôi mà!".
Mẹ không bịt mắt tôi, không bảo tôi quay đi, cũng không hề có cảm giác xấu hổ. Trong mắt mẹ, cơ thể con người là một vẻ đẹp tự nhiên. Nhờ vậy, tôi biết từ nhỏ rằng cơ thể không phải là thứ dơ bẩn, mà là thứ đáng được trân trọng và nâng niu.
Lên cấp hai, mẹ thuê rất nhiều phim. Tôi xem băng, rồi thức khuya coi phim trên CCTV-5. Đến lớp Chín, tôi bước vào tuổi dậy thì, cơ thể phát triển rõ rệt. Có những bạn học bàn tán, chỉ trỏ, nhưng tôi chưa bao giờ thấy xấu hổ hay ngại ngùng. Trái lại, tôi nghĩ họ thiếu hiểu biết.
Tôi không hề cảm thấy cần phải khom lưng, cúi đầu để tránh ánh mắt người khác. Cũng không vì lời bàn tán mà ghét bỏ hay xấu hổ với thân thể mình. Bởi tôi tin: Ai cũng nên đường hoàng làm chính mình.
Tôi vẫn nhớ câu mẹ nói năm xưa: "Bình thường thôi mà".
Mẹ để tôi chơi game, nhưng tôi chưa bao giờ nghiện. Mỗi kỳ nghỉ, tôi đều làm xong bài tập trước rồi mới chơi. Sau này đi làm, tôi vẫn chơi game. Khi cần nghỉ ngơi thì chơi, cần làm việc thì làm. Tôi chưa từng nghĩ chơi game là lãng phí thời gian hay đáng xấu hổ. Cũng không cố chơi để chứng minh mình "tự chủ".
Game chỉ là game. Là cách để tôi thư giãn, để giết thời gian khi rảnh, hay để trút cảm xúc khi mệt mỏi. Không kỳ thị game, không bôi nhọ game – đó là món quà mẹ cho tôi bằng sự "không giới hạn" trong giáo dục.
Mẹ để tôi đọc tiểu thuyết giải trí, rồi sau khi đọc chán dòng truyện dễ dãi, tôi tự tìm đến văn học kinh điển, đến văn học nghiêm túc, phi hư cấu, rồi quay về với cổ văn, nguyên tác. Chính nhờ những cuốn sách tưởng như "vô bổ" đó mà tôi đam mê đọc, rồi nhờ mẹ gợi ý sách "người lớn cũng đọc", tôi bước vào thế giới văn học thật sự. Đến mức, khi học ngành môi trường tại Đại học Nhân dân Trung Quốc, tôi kiên quyết học thêm ngành Ngữ văn, trở thành sinh viên đầu tiên thuộc khối tự nhiên đăng ký học song song văn học tại trường.
Không giới hạn tôi trong "sách thiếu nhi" hay "sách bắt buộc", mẹ tin rằng "mở sách ra là có ích" – đó là món quà từ sự "không đặt giới hạn" của mẹ trong việc đọc sách.
Mẹ dạy tôi cơ thể con người là tự nhiên, là đẹp. Nhờ vậy, tôi học được cách yêu quý cơ thể mình, biết tự chăm sóc và bảo vệ chính mình – tôi chưa bao giờ đi đường vòng trong chuyện này. Đó là món quà quý giá từ sự "không giới hạn" trong cách mẹ chấp nhận con người tôi.
Phụ nữ số