Bệnh liệt giường vẫn phải có mặt để quét sinh trắc học và rút sổ tiết kiệm 180 triệu, cụ bà qua đời sau 2 tiếng chờ đợi: Ngân hàng Trung Quốc lên tiếng nói “sự thật”?

Ảnh minh hoạ
Dư luận Trung Quốc những ngày qua đang phẫn nộ trước vụ việc: Một bà cụ bệnh nguy kịch phải đích thân có mặt tại ngân hàng để xác thực khuôn mặt, nhằm rút tiền tiết kiệm chữa bệnh.
- 24-05-2025Lừa đảo trên không gian mạng: Ngân hàng, nhà mạng cũng có trách nhiệm
- 24-05-2025Chiêu lừa "phạt nguội": Từ cuộc gọi mạo danh đến link độc hại
- 23-05-2025Người phụ nữ 60 tuổi rút tiền tại ATM rồi ra cửa hàng nhờ chuyển khoản 7,8 triệu: Chủ tiệm bất ngờ yêu cầu cho xem tin nhắn rồi gọi điện báo công an
Ngày 14/5/2025, một vụ việc xảy ra tại thành phố Trúc Châu, tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc đã khiến dư luận dậy sóng. Một cụ bà 62 tuổi trong tình trạng bệnh nguy kịch đã được người nhà đưa đến ngân hàng để thực hiện xác thực khuôn mặt nhằm rút tiền trong sổ tiết kiệm. Tuy nhiên, chỉ vài giờ sau, bà đã qua đời. Vụ việc sau đó đã có nhiều tình tiết bất ngờ được hé lộ từ phía ngân hàng.
Theo chia sẻ của ông Bành – cháu trai của cụ bà, người cô ruột của ông mắc bệnh tiểu đường lâu năm, dẫn đến nhiều biến chứng và phải nằm liệt giường trong thời gian dài. Một tuần trước sự việc, bà không may bị ngã gãy chân và được con gái đưa đi nhập viện điều trị. Do bệnh tình ngày càng trở nặng, gia đình lâm vào cảnh khó khăn về tài chính.
Trong lúc đó, cụ bà nhớ ra mình có một sổ tiết kiệm cũ với khoản tiền khoảng 50.000 nhân dân tệ gửi tại một ngân hàng. Ngày 14/5, con gái bà – chị Trần – mang theo chứng minh thư, sổ hộ khẩu và sổ tiết kiệm của mẹ đến chi nhánh ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc tại khu Thiền Tâm để rút tiền.
Tuy nhiên, do cụ bà đã quên mật khẩu và con gái nhập sai nhiều lần, tài khoản bị khóa. Nhân viên ngân hàng thông báo phải có mặt chủ tài khoản để thực hiện xác minh khuôn mặt mới có thể mở khóa.
Chị Trần sau đó quay lại bệnh viện và cùng chồng đưa mẹ đến ngân hàng bằng xe lăn. Lúc này, tình trạng của cụ bà đã rất yếu, gần như bán hôn mê, không thể phối hợp thực hiện các thao tác như mở mắt, gật đầu hay quay đầu phục vụ cho xác minh khuôn mặt. Dù vậy, gia đình vẫn cố đánh thức bà để hoàn tất thủ tục.
Quá trình xác thực kéo dài hơn 2 tiếng đồng hồ nhưng không thành công. Đến khoảng 17h30 cùng ngày, cụ bà trút hơi thở cuối cùng ngay tại cửa ngân hàng. Buổi tối hôm đó, ngân hàng đã hỗ trợ rút số tiền trong sổ tiết kiệm, nhưng cụ bà đã không còn kịp dùng đến.
Sự việc nhanh chóng lan truyền trên mạng xã hội, thu hút sự chú ý của công chúng và đặt ra nhiều tranh cãi về trách nhiệm giữa ngân hàng và gia đình.
Tuy nhiên, chỉ trong vòng 24 giờ sau đó, sự việc bắt đầu có nhiều tình tiết đảo chiều. Ngân hàng liên quan đã đưa ra phản hồi về vụ việc.
Theo ngân hàng, khi chị Trần đến giao dịch lần đầu tiên, không hề thông báo rằng mẹ mình đang trong tình trạng nguy kịch. Sau khi nhập sai mật khẩu nhiều lần, ngân hàng yêu cầu chủ tài khoản phải có mặt để xác minh.
Đến lần thứ hai, khi nhân viên ngân hàng phát hiện bà Bành không còn khả năng phản hồi, họ đã chủ động đề xuất sử dụng "kênh xanh" – cho phép chuyển thẳng 50.000 nhân dân tệ vào tài khoản của bệnh viện và cung cấp dịch vụ xác minh tại chỗ. Tuy nhiên, gia đình lại kiên quyết yêu cầu rút tiền mặt thay vì đồng ý chuyển khoản.
Ngân hàng cũng cho biết họ đã đề nghị giải pháp để một người đại diện ở lại hoàn tất thủ tục, trong khi đưa cụ bà về lại bệnh viện hoặc nhà nghỉ ngơi, nhưng người con rể đã từ chối đề nghị này.
Trong thời gian cụ bà diễn biến bệnh nặng, gia đình vẫn kiên trì với yêu cầu rút tiền mặt. Cuối cùng, cụ bà đã qua đời tại khu vực bên ngoài ngân hàng. Sau vụ việc, hai bên đã đạt được thỏa thuận với số tiền 100.000 nhân dân tệ dưới hình thức hỗ trợ từ phía ngân hàng.
Ngân hàng khẳng định các giao dịch viên đã nhiều lần giải thích và đề xuất chuyển tiền trực tiếp đến viện nhưng gia đình từ chối. Ngoài ra, phía gia đình cũng từng đề nghị dịch vụ xác minh tại chỗ, song không cung cấp thông tin cụ thể về tình trạng nguy kịch của bà Bành nên ngân hàng không chấp nhận yêu cầu.
Ngân hàng cho biết thêm, trong bối cảnh hiện nay, việc chuyển tiền lớn hoặc giao dịch trực tuyến với tần suất cao thường bị hệ thống giám sát tự động kích hoạt cơ chế kiểm soát phòng chống rửa tiền, dẫn đến việc thanh toán có thể bị trì hoãn – điều mà gia đình lo ngại sẽ ảnh hưởng đến việc điều trị khẩn cấp.
Tuy vậy, ngân hàng cũng nhấn mạnh rằng họ đã nỗ lực đưa ra nhiều phương án hỗ trợ hợp lý, nhưng gia đình vẫn quyết giữ quan điểm rút tiền mặt. Vụ việc hiện đã khép lại sau khi hai bên đạt thỏa thuận bồi thường.
Theo Toutiao
An ninh tiền tệ
CÙNG CHUYÊN MỤC

Lừa đảo trên không gian mạng: Ngân hàng, nhà mạng cũng có trách nhiệm
10:41 , 24/05/2025