Xuất khẩu "đặc sản vương giả" sang Trung Quốc: Nông dân Việt Nam thắng lớn, lãi đậm - một vườn thu về gần 2 tỉ đồng
Nhãn là loại cây trồng ưa sáng và nhiệt, chủ yếu được trồng ở các vùng cận nhiệt đới và nhiệt đới
- 05-04-2023TikToker Tùng Xà Bông: Từ không biết dùng TikTok đến 'chiến thần' chốt 10.000 đơn hàng trong 1 ngày, mặt hàng 'khó nhai' cũng là chuyện nhỏ
- 03-04-2023Chiêu giảm giá xe điện không "ngon lành" như tưởng tượng, ông lớn ngành xe bị đối thủ vượt mặt, xe cũ mất giá gần một nửa
- 03-04-2023Một loại củ giá rẻ của Việt Nam đang được Trung Quốc săn đón, xuất khẩu tỷ USD trong năm 2022, nhu cầu dự báo tiếp tục tăng
Loại đặc sản độc đáo
Nhãn là loại cây trồng ưa sáng và nhiệt, chủ yếu được trồng ở các vùng cận nhiệt đới và nhiệt đới. Các vùng trồng nhãn chính của Việt Nam bao gồm các tỉnh như Hưng Yên, Sơn La và Hải Dương ở miền bắc Việt Nam. Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, trong năm 2021, Trung Quốc là thị trường xuất khẩu trái cây lớn nhất của Việt Nam, chiếm 64,7% tổng lượng trái cây xuất khẩu của Việt Nam.
Thống kê của Bộ Công Thương cho thấy, doanh số bán nhãn của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc dự kiến sẽ vượt 4.500 tấn vào năm 2022. Với khối lượng xuất khẩu tăng đều đặn, nông dân trồng trái cây địa phương đã gặt hái được nhiều thành công và nguồn thu kinh tế thông qua hợp tác quốc tế.

Nhãn Việt vào mùa hái chín
Phóng viên tờ Hoàn Cầu (Trung Quốc) đã có bài viết về những đổi mới và tiềm năng đối với sản phẩm nhãn xuất khẩu của Việt Nam. Khi tới thăm vườn cây ăn quả ở Hưng Yên của một người nông dân trồng nhãn có tên Bui Xuan Dan, phóng viên Trung Quốc đã được chứng kiến cảnh thu hái tấp nập.
Ông Dan cho biết, từ năm 2000, ông và hàng chục người dân làng gần đó bắt đầu trồng nhãn. Cả người Trung Quốc và người Việt Nam đều có thói quen ăn nhãn bởi đây là một sản phẩm tốt cho sức khỏe, vì vậy lượng tiêu thụ nhãn rất đáng kể.
"Chỉ nói về nhãn sấy khô xuất khẩu sang Trung Quốc, hàng chục vườn nhãn của chúng tôi có thể xuất khẩu 500 đến 700 tấn thành phẩm sang Trung Quốc mỗi năm và mỗi vườn có thể kiếm được trung bình 1,7 tỷ đồng mỗi năm".
Trong lịch sử, nhà bác học Lê Qúy Đôn từng ca ngợi nhãn Hưng Yên như sau: "Mỗi lần bỏ vào miệng thì tận trong kẽ răng, lưỡi nảy ra vị thơm tựa như nước thánh trời cho".
Năm Minh Mạng thứ 11, nhân dân Hưng Yên đã chọn trái nhãn lồng để làm sản phẩm tiến Vua. Từ đó, nhãn của vùng này còn được gọi tên khác là "nhãn tiến Vua". Thứ sản vật nổi tiếng này không chỉ trong nước mà còn trở thành loại hàng hóa đặc biệt được các thương lái mang đến Nhật Bản với số lượng lớn ở thế kỷ 16-18.

Nông dân trồng trái cây Việt Nam đang sơ chế nhãn mới hái
Nhãn trồng tại tỉnh Hưng Yên, Việt Nam có cùi dày, lõi nhỏ, ngọt dịu, được người tiêu dùng trong nước ưa chuộng và xuất khẩu sang hàng chục quốc gia, vùng lãnh thổ, trong đó có Trung Quốc. Hiện nay, tỉnh Hưng Yên có hơn 5.000 ha nhãn. Theo báo cáo của UBND tỉnh Hưng Yên, sản lượng nhãn của tỉnh Hưng Yên dự kiến đạt 45.000 tấn vào năm 2022, trong đó khoảng 35% sẽ được chế biến thành nhãn sấy khô và chủ yếu bán cho người tiêu dùng tại thị trường Trung Quốc.
Một đại diện tỉnh Hưng Yên cho biết, Trung Quốc là thị trường lớn của sản phẩm nhãn Việt Nam. Do đó, chính quyền địa phương đang tích cực tìm hiểu để nâng cao chất lượng nhãn thông qua các mô hình tiếp thị ngoại tuyến và thương mại điện tử. Từ đó, nhãn địa phương có thể được bán ra quốc tế với mức giá cạnh tranh hơn và nổi tiếng hơn trên thị trường thế giới. Qua đó, các sản phẩm nội địa sẽ giúp thu hút thêm nhiều khách du lịch nước ngoài đến Việt Nam để tham gia vào các dự án du lịch sinh thái trong tương lai.
Đẩy mạnh phát triển trong tương lai
Theo vị này, trong tương lai, nông dân Hưng Yên sẽ đẩy mạnh trồng nhãn hữu cơ. Địa phương đã tổ chức nhiều hình thức đào tạo công nghệ trồng trọt để nông dân trồng cây ăn quả địa phương hiểu thêm về công nghệ mới và mở rộng diện tích vườn nhãn hữu cơ.
Hưng Yên đã quảng bá một số chương trình khuyến mãi trực tuyến hoặc ngoại tuyến tới các thị trường lớn, bao gồm Trung Quốc, Châu Âu và các thị trường khác. Ngoài ra, Hưng Yên cũng có kế hoạch tung ra sản phẩm cho khách du lịch nước ngoài đến tỉnh, ví dụ như thử nghiệm dự án "tour du lịch vườn nhãn" tại Việt Nam.
Đây là những cơ hội phát triển mới cho nông dân trồng cây ăn quả dưới hình thức du lịch sinh thái, và qua đó cải thiện thu nhập của nông dân trồng cây ăn quả tại địa bàn tỉnh.

Chè nhãn Việt Nam
Nhờ trồng nhãn và mở rộng xuất khẩu sang Trung Quốc, đời sống của những nông dân trồng cây ăn quả Việt Nam như ông Bui Xuan Dan đã được cải thiện. Họ cũng kỳ vọng trong thời gian tới sẽ có thêm nhiều nông sản Việt Nam vào thị trường Trung Quốc.
Ông Dan cho biết: "Hưng Yên của chúng tôi rất phong phú về nông sản. Ví dụ, nhãn Hưng Yên có lợi nhờ ảnh hưởng bởi thổ nhưỡng và khí hậu địa phương nên chất lượng quả rất cao. Trong tương lai, chúng tôi hy vọng sẽ đẩy mạnh hợp tác hơn nữa với Trung Quốc, một trong những thị trường lớn nhất thế giới. Thị trường tiêu thụ nông sản rất quan trọng đối với xuất khẩu nông sản Việt Nam."
Thể thao & Văn hóa
- Việt Nam sở hữu loại cây lấy hoa quý hiếm trên thế giới, thu về hơn 300 tỷ đồng trong 3 tháng đầu năm
- Mỹ đổ hơn 2 tỷ USD săn 'cây kim tiền' của Việt Nam: thuế nhập khẩu 0%, Việt Nam là ông trùm đứng thứ 5 thế giới
- Thanh long bất ngờ soán ngôi 'vua' trái cây Việt Nam
- Mỹ vừa chốt đơn hơn 7 tỷ USD một 'mỏ vàng' của Việt Nam: Thuế nhập khẩu được miễn 0%, nước ta là ông lớn thứ 5 thế giới
- Hàng chục nghìn tấn ‘báu vật’ từ Mỹ vừa đổ bộ Việt Nam với giá cực rẻ: Thuế nhập khẩu 0%, là mặt hàng cả thế giới đều cần
CÙNG CHUYÊN MỤC

Xe ga Suzuki thiết kế hoài cổ đẹp như Vespa, giá chỉ 35 triệu đồng
21:10 , 02/05/2025
Cẩn trọng với việc rao bán, tìm mua drone bị rơi sau sự cố
19:15 , 02/05/2025