Xe điện, lạc đà hoàng gia và nghìn tỷ USD: Vì sao Vùng Vịnh cạnh tranh gay gắt để lấy lòng ông Trump?
Nếu các quốc gia vùng Vịnh tổ chức một cuộc thi về người được nhiều người yêu thích ngay lúc này, Tổng thống Donald Trump chắc chắn giành giải nhất.
- 18-05-2025Tổng thống Trump: 'Ông Zelensky là nhà bán hàng giỏi nhất thế giới, hơn cả tôi'
- 18-05-2025Hai trực thăng chở nhiều doanh nhân va chạm giữa trời ở Phần Lan
- 18-05-2025Cuộc sống ở thành phố cao nhất thế giới
Các quốc gia vùng Vịnh chào đón nồng nhiệt Tổng thống Trump
Tổng thống Donald Trump đã được chào đón nồng nhiệt tại Saudi Arabia, Qatar và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất trong chuyến thăm kéo dài 4 ngày tới khu vực này.
Tại Riyadh, Thái tử Saudi Mohammed bin Salman đã phá vỡ nghi thức hoàng gia khi đích thân chào đón tổng thống trên đường băng. Đoàn xe hộ tống Tổng thống Trump từ sân bay Doha của Qatar là những chiếc xe điện Tesla màu đỏ và đoàn người cưỡi ngựa.
Như đó vẫn chưa đủ, một đoàn lạc đà hoàng gia đã chào đón ông Trump bên ngoài hoàng cung Amiri Diwan. Phát biểu với Quốc vương Qatar Sheikh Tamim bin Hamad al-Thani, Tổng thống Trump nói rõ rằng ông rất ấn tượng về chuyến thăm.

Đội lạc đà hoàng gia Qatar chào đón Tổng thống Donald Trump. Ảnh: Reuters
"...Đây là loại đá cẩm thạch hoàn hảo", ông Trump nói, tay chỉ vào các bức tường và cột trụ của cung điện. “Đây là thứ mà người ta gọi là hoàn hảo".
"Chúng tôi trân trọng những chú lạc đà đó”, ông nói thêm. "Tôi đã không nhìn thấy những chú lạc đà như thế trong một thời gian dài. Và thực sự, chúng tôi rất trân trọng điều đó".
Còn tại Abu Dhabi, nhà lãnh đạo UAE Mohammed bin Zayed đã trao tặng người đồng cấp Mỹ Giải thưởng Zayed, danh hiệu dân sự cao nhất của quốc gia này.
Chuyến thăm Trung Đông của Tổng thống Trump có sức thu hút mạnh mẽ, cho thấy sự giàu có vượt bậc của các quốc gia dầu mỏ giàu có nhất trong khu vực và các nước này sẵn sàng chi nhiều tiền để tăng cường mối quan hệ với Mỹ cũng như thúc đẩy chương trình nghị sự kinh tế song phương.
Những con số này mang tính lịch sử. Qatar và Mỹ đã nhất trí về một “cuộc trao đổi kinh tế” trị giá 1,2 nghìn tỷ USD; Saudi Arabia cam kết đầu tư 600 tỷ USD vào Mỹ và các dự án lớn đã được ký kết với Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, sau khi Abu Dhabi cam kết vào tháng 3 về một khuôn khổ đầu tư trị giá 1,4 nghìn tỷ USD trong 10 năm tại Mỹ.
Vẫn còn một số nghi ngờ về việc liệu những con số đó có thực tế hay không, đặc biệt là trong giai đoạn giá dầu thấp và doanh thu yếu hơn cho các nước sản xuất dầu thô. Và một số thỏa thuận, như đơn đặt hàng kỷ lục 210 máy bay Boeing của Qatar và thỏa thuận vũ khí trị giá 142 tỷ USD của Saudi Arabia với Mỹ — thỏa thuận vũ khí lớn nhất từng được ký kết — có thể sẽ mất nhiều thập kỷ để có kết quả.
Nhưng thông điệp ở đây rất rõ ràng: Các quốc gia vùng Vịnh muốn là nước đầu tiên hợp tác với Mỹ, dù là trong lĩnh vực kinh doanh, quân sự hay công nghệ.
Mục đích của các quốc gia Vùng Vịnh là gì?
Tarik Solomon, thành viên hội đồng quản trị và cựu chủ tịch Phòng Thương mại Mỹ tại Saudi Arabia, nói rằng: “Vùng Vịnh luôn thân thiết hơn với những vị tổng thống coi trọng doanh nghiệp và Tổng thống Trump hoàn toàn phù hợp với khuôn mẫu đó".
"Ông ấy [Donad Trump] vẫn tượng trưng cho dòng tiền nhanh, quốc phòng lớn và khả năng tiếp cận công nghệ Mỹ. Vì vậy, nếu việc làm thân với ông ấy giúp đảm bảo một vị trí tại bàn của trật tự thế giới tiếp theo, thì Vùng Vịnh đang mang đến chiếc ghế mạ vàng".
Một số nhà quan sát cho rằng, ba nước vùng Vịnh đang cạnh tranh với nhau để giành được thiện cảm của Tổng thống Trump. Nhưng nhiều người trong khu vực cho rằng đây là sự liên kết chiến lược lâu dài.
Ahmed Rashad, Phó giáo sư kinh tế tại Diễn đàn Nghiên cứu Kinh tế có trụ sở tại Abu Dhabi, cho biết: “Tôi không coi những thông báo kinh tế lớn là cuộc cạnh tranh giữa ba nước; thay vào đó, chúng phản ánh cuộc cạnh tranh với các khu vực khác — ví dụ như Châu Âu — để có mối quan hệ chặt chẽ hơn với chính quyền Mỹ".
"Các thỏa thuận kinh tế có vẻ quan trọng để tăng sức hấp dẫn của chuyến thăm Trung Đông. Mặt khác, động cơ chính của các nước GCC [Hội đồng hợp tác vùng Vịnh] dường như là tăng cường quan hệ với Mỹ và đảm bảo quyền tiếp cận các công nghệ tiên tiến", ông Rashad nhấn mạnh.
Cảm giác thân thiết thực sự diễn ra ở Saudi Arabia nói riêng, nơi Tổng thống Trump và Thái tử Mohammed bin Salman dành nhiều lời khen ngợi lẫn nhau trong các bài phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh đầu tư Mỹ-Saudi Arabia.
Sự kiện được tổ chức tại khách sạn xa hoa Ritz-Carlton Riyadh, có sự tham dự của nhiều CEO hàng đầu của Mỹ, bao gồm Elon Musk của Tesla, Jensen Huang của Nvidia và Larry Fink của BlackRock.
Trong khi đó, tại UAE, Tổng thống Trump và nhà lãnh đạo Emirati Mohammed bin Zayed ca ngợi tình bạn cá nhân của họ và liên minh hơn 50 năm giữa hai quốc gia. Đây là chuyến thăm đầu tiên của một Tổng thống Mỹ tới UAE kể từ khi Tổng thống George W. Bush đến thăm quốc gia này vào năm 2008.
UAE dường như đã gặt hái được thành quả từ sự thay đổi trong cách tiếp cận. Mỹ đã có một thỏa thuận sơ bộ với UAE để cho phép nước này nhập khẩu lần đầu tiên 500.000 chip H100 của Nvidia mỗi năm — loại chip tiên tiến nhất mà công ty Mỹ sản xuất. Điều này sẽ đẩy nhanh khả năng xây dựng các trung tâm dữ liệu cần thiết để cung cấp năng lượng cho các mô hình AI của tiểu vương quốc sa mạc này.
(Theo CNBC News)
Đời sống và pháp luật
CÙNG CHUYÊN MỤC
