Vừa bán đồng hồ Rolex 1,3 tỷ đồng để mua vàng, 3 tiếng sau toàn bộ tài khoản bị đóng băng, ngân hàng tuyên bố: Tiền trong thẻ không phải của anh

Thực hiện giao dịch mua bán bình thường, người đàn ông Trung Quốc ngỡ ngàng khi bị cảnh sát và ngân hàng đồng loạt cảnh báo và khóa tài khoản.
- 21-05-2025Tịch thu 14kg vàng trên người nữ diễn viên nổi tiếng
- 19-05-2025Tịch thu số vàng trị giá gần 700 triệu đồng trong nhà 1 người giúp việc
- 19-05-2025Công an cảnh báo khách hàng mua vàng bạc Bảo tín Minh Châu, Phú Quý, DOJI… cần chú ý
Trong những năm gần đây, việc mua vàng để tích trữ hay đầu tư vẫn là cơn sốt chưa từng ngừng lại. Tháng 5/2025, ông Vương, sống tại thành phố Bạc Châu, tỉnh An Huy, Trung Quốc cũng quyết định bán chiếc đồng hồ xa xỉ của mình để tham gia vào cơn sốt này.
Năm ngoái, ông Vương mua 1 chiếc đồng hồ hạng sang Vacheron Constantin với giá 405.000 NDT (khoảng 1,5 tỷ đồng). Đến tháng 5/2025, ông rao bán nó trên một nền tảng giao dịch đồ cũ với giá 380.000 NDT (hơn 1,3 tỷ đồng) và được một người đặt mua. Người này không trực tiếp xuất hiện mà cử một người tự xưng là chuyên gia giám định tới gặp ông Vương. Dù có chút nghi ngờ, nhưng nhận thấy người này đi xe BMW, lại chuyển khoản nhanh chóng nên ông Vương cũng yên tâm phần nào. Sau khi thấy thông báo tiền được chuyển vào tài khoản, ông Vương đã giao hàng cho đối phương.
Tuy nhiên, chỉ 3 giờ sau giao dịch, toàn bộ tài khoản ngân hàng của ông Vương bị phong tỏa. Thậm chí, cảnh sát và ngân hàng còn thông báo rằng số tiền ông nhận được là tài sản trong một vụ án lừa đảo đang được điều tra: 200.000 NDT từ một nạn nhân ở Tứ Xuyên, 180.000 NDT từ một nạn nhân khác ở Vân Nam. Cả 2 người này đều bị lừa chuyển tiền vào chính tài khoản của ông Vương.
Cơ quan chức năng cho biết, số tiền trong thẻ hiện được xem là tiền lừa đảo trong một vụ rửa tiền chứ không phải của ông. Dù bán hàng hợp pháp, ông Vương vẫn phải chờ điều tra hoàn tất, xác minh ông thật sự không liên quan đến vụ lừa đảo mới được giải ngân.
Không chỉ riêng ông Vương, tại Trung Quốc gần đây đã có nhiều trường hợp tương tự được ghi nhận. Anh Trần, một người kinh doanh tại thành phố Thiệu Hưng, tỉnh Chiết Giang, cũng bị đóng băng tài khoản sau khi bán một chiếc đồng hồ Rolex trị giá hơn 380.000 NDT (hơn 1,3 tỷ đồng).

Chiếc đồng hồ Rolex anh Trần rao bán trên mạng
Người mua cho biết có bạn sống tại Thiệu Hưng nên sẽ đến gặp trực tiếp anh Trần để lấy hàng. Hôm sau, một thanh niên xuất hiện tại nhà máy của anh Trần, chụp ảnh đồng hồ gửi và gửi cho 1 tổ chức giám định để kiểm tra, sau đó hoàn tất thanh toán. Khi thấy tiền vào tài khoản, anh Trần giao hàng. Tuy nhiên, hôm sau khi chuyển tiền thì tài khoản anh bị đóng bằng và từ chối giao dịch. Qua liên hệ với công an địa phương, anh được biết số tiền 375.000 NDT trong tài khoản chính là tiền từ một vụ lừa đảo ở tỉnh Tứ Xuyên. Hiện vụ việc đang được cơ quan chức năng Trung Quốc điều tra, tài khoản của anh Trần chưa thể được giải tỏa.
Theo cảnh báo từ truyền thông Thượng Hải, từ tháng 9/2024 đã có nhiều vụ việc tương tự xảy ra. Các nhóm tội phạm lừa đảo qua điện thoại đã nghĩ ra phương thức rửa tiền mới, sử dụng chính các giao dịch hợp pháp giữa người dân để hợp thức hóa dòng tiền phi pháp. Chúng chủ động liên hệ với người bán hàng trên các nền tảng giao dịch đồ cũ, giả vờ muốn mua những món hàng đắt tiền như đồng hồ, vàng, túi hiệu…, rồi nhờ người đến lấy hàng. Đồng thời, chúng sử dụng tiền lừa đảo được từ nạn nhân ở các địa phương khác để chuyển khoản cho người bán, khiến chính những người bán hợp pháp trở thành người nhận “tiền bẩn” mà không hề hay biết.

Anh Trần ngỡ ngàng khi biết mình vô tình dính vào một vụ lừa đảo và rửa tiền
Luật sư Thẩm Chí Cương, thuộc Văn phòng luật Doanh Khoa (Thượng Hải), cho biết theo quy định của Tòa án Nhân dân Tối cao Trung Quốc, người mua bán tài sản nếu có thể chứng minh là người giao dịch thiện chí, không biết tiền đến từ nguồn phi pháp, sẽ không bị truy thu tài sản. Tuy nhiên, trong giai đoạn điều tra, để đảm bảo an toàn và ngăn chặn tẩu tán tài sản, các cơ quan chức năng vẫn có quyền phong tỏa tài khoản.
Luật sư cũng khuyến cáo người dân nên lưu giữ toàn bộ hồ sơ liên quan đến giao dịch, bao gồm nội dung trò chuyện, thông tin tài khoản chuyển khoản, ảnh chụp người đến giao hàng, hóa đơn và biên lai. Đặc biệt cần cảnh giác khi người mua và người chuyển tiền không trùng khớp, hoặc khi người mua tìm cách tránh né giao dịch công khai trên nền tảng chính thức.
Với sự phát triển nhanh của các hình thức giao dịch trực tuyến, đặc biệt là thị trường đồ cũ, những chiêu trò lừa đảo ngày càng tinh vi và khó lường. Cơ quan chức năng Trung Quốc cảnh báo mọi người cần tỉnh táo và chủ động phòng ngừa rủi ro, bởi chỉ một giao dịch thiếu cẩn trọng, hậu quả không chỉ là mất tài sản mà còn bị cuốn vào các vụ án hình sự ngoài mong muốn.
(Theo Toutiao)
Đời sống pháp luật
CÙNG CHUYÊN MỤC

Cách rã đông gà nguyên con chuẩn để giữ hương vị
18:29 , 21/05/2025