Việt Nam bất ngờ trở thành 'cứu tinh' của nước xuất khẩu 'vàng đen' top 1 thế giới: Thuế nhập khẩu 0%, mua gần 10 triệu tấn với giá cực rẻ
Mặt hàng này nước ta có trữ lượng top 3 Đông Nam Á.
- 08-05-2025Mỹ tăng cường đưa hàng trăm nghìn tấn hàng quan trọng vào Việt Nam với giá cực rẻ: Thuế nhập khẩu 5%, nước ta tạo ra sản phẩm được nửa thế giới tranh mua
- 12-05-2025Mỹ bất ngờ săn lùng một 'mỏ vàng' đắt đỏ của Việt Nam: Nước ta xuất khẩu bằng cả thế giới cộng lại, thu về nửa tỷ USD kể từ đầu năm
- 12-05-2025An ninh lương thực châu Á bị đe dọa, gạo Việt đứng giữa 'tâm bão'
Xuất khẩu than của Indonesia đã giảm xuống mức thấp nhất trong 3 năm tính đến thời điểm hiện tại của năm 2025. Theo dữ liệu từ công ty phân tích hàng hóa Kpler, Indonesia - quốc gia xuất khẩu than lớn nhất thế giới đã xuất khẩu 150 triệu tấn than trong 4 tháng đầu năm 2025. Con số này ít hơn 12%, hoặc gần 20 triệu tấn, so với lượng than được vận chuyển cùng kỳ năm 2024 và đánh dấu mức giảm lớn nhất kể từ đầu năm 2017.
Do Indonesia chiếm khoảng một nửa tổng lượng than xuất khẩu toàn cầu, sự sụt giảm của quốc gia này đã kéo theo mức giảm chung của thị trường thế giới - giảm 7%, tương đương 23 triệu tấn trong giai đoạn từ tháng 1 đến tháng 4, so với cùng kỳ năm ngoái.
Nhu cầu nhập khẩu than suy yếu từ Trung Quốc và Ấn Độ là nguyên nhân chính khiến xuất khẩu than của Indonesia giảm sút. Trong đó, Trung Quốc, quốc gia tiêu thụ và nhập khẩu than lớn nhất toàn cầu đã giảm nhập khẩu than Indonesia khoảng 20%, tương đương 14 triệu tấn. Nguyên nhân chủ yếu đến từ việc Trung Quốc tăng cường sản xuất than nội địa và tiếp tục các nỗ lực giảm thiểu ô nhiễm không khí.
Còn Ấn Độ – nước tiêu thụ than lớn thứ hai thế giới – cũng đang theo đuổi chiến lược tự chủ nguồn cung, với sản lượng nội địa tăng mạnh. Nước này đã giảm nhập khẩu than từ Indonesia khoảng 15%, tương đương 6 triệu tấn trong 4T/2025.
Nếu xu hướng này tiếp diễn trong các tháng còn lại, năm 2025 có thể sẽ đánh dấu năm đầu tiên Indonesia ghi nhận mức giảm xuất khẩu than theo năm kể từ năm 2020, thời điểm hoạt động bị đình trệ vì đại dịch COVID-19.
Việt Nam trở thành "cứu tinh"
Tuy nhiên, không phải tất cả các quốc gia tiêu thụ than lớn đều cắt giảm tiêu thụ và nhập khẩu than trong năm nay.
Việt Nam và Bangladesh đều đã tăng nhập khẩu than từ Indonesia lên mức kỷ lục trong 4 tháng đầu năm 2025, và được dự báo sẽ tiếp tục đẩy mạnh tiêu thụ cũng như nhập khẩu than trong thời gian tới để đáp ứng nhu cầu năng lượng đang tăng trưởng nhanh chóng.
Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, nhập khẩu than các loại của Việt Nam trong tháng 4/2025 đạt hơn 7,16 triệu tấn với trị giá đạt hơn 706,28 triệu USD, tăng 9,9% về lượng và 9,1% về kim ngạch so với tháng liền trước.
Tính chung 4 tháng đầu năm 2025, cả nước nhập khẩu hơn 24,43 triệu tấn than các loại với trị giá 2,52 tỷ USD, tăng 18% về lượng nhưng giảm 7,1% về kim ngạch so với cùng kỳ năm. Giá nhập khẩu trung bình than các loại 4T/2025 đạt 103,25 USD/tấn, giảm khoảng 21,3% so với cùng kỳ năm 2024.
Xét về thị trường nhập khẩu, Indonesia tiếp tục là thị trường lớn nhất cung cấp than các loại cho Việt Nam trong 4T/2025, chiếm 40,5% thị phần, đạt 9,88 triệu tấn, tương đương 805,49 triệu USD, tăng mạnh 24,16% về lượng và tăng 8,2% giá trị so với cùng kỳ năm 2024. Giá bình quân đạt gần 81,4 USD/tấn, giảm khoảng 12,8% so với 4T/2024.

Australia là thị trường lớn thứ 2 ở mặt hàng than các loại, đạt 7,59 triệu tấn, tương đương 958,15 triệu USD, chiếm 31,1% thị phần nhập khẩu của cả nước - tăng 36,4% về lượng và giảm 2,7% về kim ngạch. Giá trung bình 126,1 USD/tấn, giảm 28,7% về giá so với 4T/2025.
Vị trí thứ 3 thuộc về Nga với 2,09 triệu tấn than nhập khẩu, trị giá hơn 287 triệu USD, tăng 5,8% về lượng và giảm 26,64% về trị giá. Giá trung bình 137,2 USD/tấn, giảm 30,7%.
Được biết, sở dĩ Việt Nam chi hàng tỷ USD để nhập khẩu than chủ yếu để phục vụ sản xuất điện, đặc biệt là tại các nhà máy nhiệt điện than sử dụng công nghệ đốt hiện đại, đòi hỏi loại than có nhiệt trị cao - vốn không phổ biến trong nước. Trong đó, than khai thác trong nước thường có chất lượng thấp hơn, phù hợp với một số linh vực như xi măng hoặc sản xuất nhỏ lẻ.
Những năm gần đây, nhu cầu than cho phát điện tăng mạnh do quy mô các nhà máy nhiệt điện mở rộng, trong khi khai thác nội địa ngày càng gặp khó khăn, trữ lượng dễ khai thác cạn dần, việc khai thác xuống sâu làm tăng chi phí và giảm hiệu quả kinh tế.
Các loại than nhập khẩu vào Việt Nam được phân loại theo hệ thống mã HS, thuộc chương 27 của Biểu thuế xuất nhập khẩu. Cụ thể, mã 27011100 áp dụng cho than antraxit – loại than có hàm lượng carbon cao, thường dùng trong luyện kim. Mã 27011210 dành cho than cốc (coking coal) phục vụ sản xuất thép, còn mã 27011290 là các loại than bitum khác, thường dùng trong nhiệt điện. Mã 27011900 bao gồm các loại than đá khác không thuộc nhóm trên, và 27012000 áp dụng cho than ép bánh, than quả bàng dùng trong dân dụng hoặc công nghiệp nhẹ. Ngoài ra, than mẫu dùng trong phòng thí nghiệm được phân loại theo mã 38220090.
Indonesia là một trong những nguồn cung cấp than các loại quan trọng cho Việt Nam. Hiện, Việt Nam áp dụng thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt (ATIGA) với mức 0% cho các loại than nhập khẩu từ Indonesia, do cả hai quốc gia đều là thành viên của Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN (ATIGA). Để được hưởng mức thuế này, doanh nghiệp cần xuất trình Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) mẫu D, chứng minh nguồn gốc từ Indonesia.
Tuy nhiên, nếu không có C/O mẫu D hợp lệ, than nhập khẩu sẽ bị áp dụng mức thuế suất thông thường (MFN) khoảng 3-5%. Mức thuế MFN cụ thể phụ thuộc vào loại than và mã HS tương ứng.
An Ninh Tiền Tệ
CÙNG CHUYÊN MỤC

Hà Nội vào cao điểm nắng nóng, quán giải khát chật như nêm
16:07 , 12/05/2025