Nhiều công ty Nhật Bản muốn mở rộng kinh doanh tại Việt Nam
2/3 công ty Nhật Bản muốn mở rộng kinh doanh tại Việt Nam là chia sẻ của ông Atsusuke Kawada, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Nhật Bản (JETRO).
- 17-03-2014Công ty vận tải Nhật Bản sẽ tham gia xây dựng cảng Thị Vải
- 28-07-2012Công ty Nhật Bản đầu tư 40 triệu USD vào Khu CNC Đà Nẵng
- 07-05-201190% thành công của một công ty Nhật Bản do con người quyết định
- 28-09-2010Công ty phần mềm Nhật Bản trở lại thị trường Việt Nam
Bên lề Diễn đàn Kinh tế mùa xuân 2015, chúng tôi đã có cuộc phỏng vấn Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Nhật Bản (JETRO).
Thưa ông Kawada, được biết mới đây JETRO có khảo sát về đánh giá của các DN Nhật Bản về môi trường kinh doanh của Việt Nam. Ông có thể cho biết các nhận định chính là gì?
Ông Atsusuke Kawada: Có 60,3% doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư vào Việt Nam coi vấn đề lo ngại nhất là “hệ thống pháp luật chưa hoàn thiện, vận hành thiếu minh bạch”.
Vậy thưa ông, ngoài hệ thống pháp luật chưa hoàn thiện, các doanh nghiệp Nhật Bản còn lo lắng gì về môi trường kinh doanh tại Việt Nam?
Ông Atsusuke Kawada: Khó khăn trong việc lựa chọn nguồn cung ứng nguyên vật liệu và linh kiện hỗ trợ cũng là một vấn đề lớn đối với nhiều doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam. Ví dụ như Toyota, Canon, do lo ngại quy trình sản xuất chưa đúng tiêu chuẩn, chất lượng thành phẩm kém, đến nay hai doanh nghiệp này vẫn buộc phải nhập khẩu rất nhiều phụ kiện, linh kiện từ Thái Lan, Trung Quốc.
Ngoài ra, chất lượng lao động cũng như vấn đề gia tăng chi phí nhân công cũng được nhiều doanh nghiệp nhắc đến. Tôi được nghe rất nhiều từ các doanh nghiệp Nhật tại Việt Nam cho biết lượng công nhân vẫn có thể đảm bảo dễ dàng, nhưng với cấp quản lý thì việc tuyển dụng nhân viên nói trôi chảy tiếng Nhật hoặc tiếng Anh ở các tỉnh ngoại thành Hà Nội là khó khăn.
Vậy theo ông, Chính phủ Việt Nam cần có những giải pháp nào để giảm thiểu những trở ngại này và tạo ra môi trường kinh doanh tốt hơn?
Ông Atsusuke Kawada: Về thủ tục hành chính, thủ tục thuế, có quá nửa các doanh nghiệp Nhật Bản coi đây là vấn đề, cần thiết phải cải tiến nhanh chóng hơn nữa.
Đặc biệt, về mặt hệ thống pháp luật như quy chế nhập khẩu máy móc đã qua sử dụng, tôi nghĩ nó không chỉ gây bất lợi cho các doanh nghiệp Nhật Bản đang xem xét đầu tư mới hoặc đầu tư mở rộng vào Việt Nam, mà còn có thể gây ảnh hưởng tiêu cực vào nỗ lực thu hút đầu tư của Chính phủ Việt Nam. Vì cứ 3 công ty thì có khoảng 2 công ty có chính sách “mở rộng” kinh doanh và tiếp tục coi Việt Nam là địa điểm kinh doanh quan trọng.
Theo Vân Anh
CÙNG CHUYÊN MỤC

Bộ trưởng Xây dựng: Khẩn trương làm rõ vụ cầu Hòa Bình vừa thông xe đã sụt
23:01 , 11/05/2025
Chính phủ thúc tiến độ dự án nút giao cao tốc 400 tỉ đồng tại Đà Nẵng
16:32 , 11/05/2025