Năm 2014, Việt Nam nhập siêu gần 15 tỷ USD từ Hàn Quốc
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, trong năm 2014, Việt Nam xuất siêu sang thị trường Hàn Quốc khoảng 14,6 tỷ USD; cao gấp đôi kim ngạch hàng hóa nhập khẩu từ thị trường này.
- 16-12-2014Đầu tư từ Hàn Quốc vào Việt Nam sẽ nhảy vọt sau FTA?
- 11-12-2014Điểm danh những mặt hàng “tỷ đô” Việt Nam nhập khẩu từ Hàn Quốc
Nhập siêu gần 15 tỷ USD từ thị trường Hàn Quốc
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Hàn Quốc đạt 7,144 tỷ USD; chiếm khoảng 4,8% tổng kim ngạch hàng hóa xuất khẩu của cả nước năm 2014.
Ở chiều ngược lại, trong năm 2014, Việt Nam nhập khẩu từ Hàn Quốc đạt 21,736 tỷ USD; chiếm khoảng 14,7% tổng kim ngạch hàng hóa nhập khẩu của cả nước.
Kết quả đạt được đã nâng tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa giữa Việt Nam – Hàn Quốc đạt 28,88 tỷ USD; chiếm khoảng 9,7% tổng kim ngạch hàng hóa xuất nhập khẩu của cả nước năm 2014.
Số liệu thống kê chi tiết cho thấy, trong năm 2014, Việt Nam có nhiều mặt hàng nhập khẩu từ thị trường Hàn Quốc đạt kim ngạch lớn trên 3 tỷ USD bao gồm: máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 5,04 tỷ USD; máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng đạt 3,13 tỷ USD.
Tiếp theo là các mặt hàng nhập khẩu “tỷ đô” khác như: vải các loại đạt 1,84 tỷ USD; điện thoại các loại và linh kiện đạt 1,72 tỷ USD; chất dẻo nguyên liệu đạt 1,2 tỷ USD; sắt thép các loại đạt gần 1,11 tỷ USD.

Như vậy, tính chung cả năm 2014, Việt Nam nhập siêu từ thị trường Hàn Quốc khoảng 14,6 tỷ USD; cao gấp đôi kim ngạch hàng hóa xuất khẩu sang thị trường này.
Triển vọng năm 2015
Năm 2014 đánh dấu một “bước ngoặt” quan trọng trong quan hệ thương mại song phương Việt Nam – Hàn Quốc khi hai nước chính thức kết thúc đàm phán Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Hàn Quốc (VKFTA).
Theo Hiệp định, Hàn Quốc sẽ dành cho Việt Nam nhiều ưu đãi như: cắt, giảm thuế quan, tạo cơ hội xuất khẩu mới quan trọng đối với các nhóm hàng nông, thủy sản chủ lực như tôm, cá, hoa quả nhiệt đới và hàng công nghiệp như dệt, may, sản phẩm cơ khí.
Đồng thời, Hàn Quốc cũng cam kết dành thêm cơ hội thị trường cho các lĩnh vực dịch vụ, đầu tư của Việt Nam và nhất trí tăng cường hợp tác kinh tế, dành hỗ trợ kỹ thuật toàn diện trong nhiều lĩnh vực.
Bên cạnh các lợi ích xuất khẩu quan trọng, Hiệp định VKFTA dự kiến cũng sẽ tạo điều kiện nâng cao hiệu quả nhập khẩu, nhất là các nhóm hàng nguyên, phụ liệu phục vụ các ngành sản xuất, xuất khẩu chủ lực như dệt may, giày dép, điện tử, giảm phụ thuộc vào nhập khẩu từ các nguồn khác. Qua đó hỗ trợ cải cách, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng tỷ trọng xuất khẩu các nhóm hàng giá trị gia tăng cao.
>>>Triển vọng Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Hàn Quốc">>>>Triển vọng Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Hàn Quốc
Thảo Anh
CÙNG CHUYÊN MỤC

Bình Dương hút "mỏ vàng" từ Trung Quốc: Sẽ có thêm siêu nhà máy công nghệ?
17:23 , 16/05/2025