Toàn cảnh hàng chục mũi thi công trên mảnh ghép cuối cùng của cao tốc Bắc - Nam, vốn đầu tư hơn 11.000 tỷ dự kiến hoàn thành chỉ sau 2 năm
Dự án xây dựng cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng (tỉnh Lạng Sơn) dù nhiều khó khăn do tiến độ giải phóng mặt bằng của địa phương, nhưng trên công trường lại không hề “giảm nhiệt”, những mũi thi công liên tục được hình thành trên toàn tuyến.
- 06-10-2024Toàn cảnh dự án Khu trung chuyển hàng hóa 3.300 tỷ đồng, nâng cửa khẩu ở Lạng Sơn lên tầm quốc tế
- 05-10-2024Toàn cảnh dự án nhà ở xã hội lớn bậc nhất Bắc Giang, giá chỉ từ 320 triệu đồng/căn

Vào tháng 4/2024, Thủ tướng Chính phủ phát lệnh khởi công dự án tuyến cao tốc cửa khẩu Hữu Nghị - Chi Lăng, đây là đoạn cuối cùng được khởi công của tuyến cao tốc Bắc Nam phía Đông, kết nối Cao Bằng - Lạng Sơn – Hà Nội – Huế - TPHCM – Cà Mau.

Theo phương án được phê duyệt, phạm vi dự án Hữu Nghị - Chi Lăng sẽ có chiều dài gần 60 km, bao gồm hai đoạn tuyến là tuyến cao tốc và tuyến kết nối. Trong đó, tuyến cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng có chiều dài 43 km, thiết kế quy mô 4 làn xe cơ giới, bề rộng 17 m. Đoạn còn lại là Tân Thanh - Cốc Nam dài 17 km .

Dự án cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng có tổng mức đầu tư hơn 11.000 tỷ đồng, theo phương thức hợp đồng BOT. Trong đó, vốn ngân sách Nhà nước tham gia dự án gần 5.500 tỷ đồng, vốn nhà đầu tư chịu trách nhiệm thu xếp là 5.529 tỷ đồng.

Điểm đầu của cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng tại quốc lộ 1 kết nối với đường vào Cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị, thuộc thị trấn Đồng Đăng, huyện Cao Lộc (tỉnh Lạng Sơn). Điểm cuối kết nối với cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn, thuộc xã Mai Sao, huyện Chi Lăng (tỉnh Lạng Sơn). Trong ảnh là đường vào Cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị.

Về tiến độ, tính đến cuối tháng 9, diện tích bàn giao mặt bằng thi công cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng được 81/557 ha, mặt bằng có thể tiếp cận thi công trong phạm vi bàn giao là 70/557 ha.

Hiện nay, việc thi công được chia thành nhiều mũi. Tại điểm cuối kết nối với cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn được đẩy mạnh, trên công trường liên tục có những xe tải ra vào để chở vật liệu xây dựng.


Tại xã Bắc Thủy, huyện Chi Lăng (đoạn gần UBND xã và cầu tàu hỏa Bắc Thủy), việc thi công diễn ra rất nhộn nhịp. Có đến hàng trăm công nhân, kỹ sư cùng máy móc có mặt trên công trường để thi công dự án. Do nhiều khu vực đã được lu nền đất, trẻ em xung quanh tận dụng những vị trí này để vui chơi, chạy nhảy.

Đi tiếp tại xã Vân Thủy, huyện Chi Lăng cũng đã hình thành mũi thi công. Việc thi công được đẩy mạnh cạnh quốc lộ 1A.

Tuy nhiên, cũng còn nhiều đoạn của cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng đến nay chưa được thi công. Điển hình đoạn qua khu dân cư Yên Thủy 1 (gần Trường Cao Đẳng Nghề Việt Đức cơ sở 2), theo chia sẻ của người dân địa phương thì tại đây mới chỉ được cắm các mốc giới.

Dự kiến, dự án sẽ hoàn thành trong năm 2026, thời gian thu phí và vận hành khai thác là 25 năm 8 tháng. Khi hoàn thành, có ý nghĩa quan trọng trong việc kết nối Hà Nội - Lạng Sơn và Cao Bằng; đảm bảo mục tiêu phát triển hạ tầng giao thông đến năm 2030 đạt 5.000 km cao tốc như Đại hội lần thứ XIII của Đảng đặt ra. Ảnh phối cảnh cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng.

Ngoài ra, tuyến cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng còn giúp kết nối giao thông giữa ASEAN - Trung Quốc và VN - Trung Quốc, nối 2 vùng kinh tế động lực là đồng bằng sông Hồng và miền núi phía bắc, mở ra không gian phát triển mới cho 2 tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn. Trong ảnh là điểm cuối dự án kết nối với cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn.
Cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng do Uỷ ban Nhân dân tỉnh Lạng Sơn là cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Chủ đầu tư là liên danh Công ty CP xây dựng Đèo Cả - Công ty CP tập đoàn Đèo Cả - Công ty CP Xây dựng công trình 568 - Công ty CP LIZEN.
Nhịp sống thị trường
- Toàn cảnh tuyến quốc lộ sắp được đầu tư hơn 10.000 tỷ, mở rộng lên 10 làn xe, mỗi km lại có một cầu vượt ở TP.HCM
- Hồ duy nhất có tàu điện chạy ngang qua, đang được đầu tư trăm tỷ làm sân khấu nổi ở Hà Nội
- Khu vực sẽ được đầu tư hơn 3.400 tỷ, kết nối 3 trọng điểm du lịch miền trung
- Toàn cảnh tuyến đường vành đai hơn 3.000 tỷ có 5 cây cầu, vượt tiến độ 2 năm
- Những khu phố có giá hàng tỷ đồng/m2 từng là lòng sông Tô Lịch
CÙNG CHUYÊN MỤC

Nguồn cải cách tiền lương còn dư 350.735 tỷ đồng, nhiều nơi chi chưa đúng
21:30 , 16/05/2025