Thuế quan của Trump bắt đầu “gõ cửa” từng hộ gia đình Mỹ, giá một mặt hàng cao kỷ lục: Liệu lạm phát có tăng vọt những tháng tới?
Chiếc ghế sofa trong các ngôi nhà tại Mỹ có thể là “nạn nhân” tiếp theo của thuế quan do ông Trump khởi xướng.
- 27-05-2025Lợi nhuận ngành 'xương sống' của Trung Quốc tăng vọt dù bị áp thuế nặng: 'Đòn hiểm' của Mỹ đã lộ 'lỗ hổng'?
- 26-05-2025Thị trường hồi hộp theo dõi diễn biến thuế quan và thước đo lạm phát ưa thích của Fed được công bố tuần này: Hy vọng giữa nhiều bất ổn
- 27-05-2025Cảng container bận rộn nhất nước Mỹ đón 'gió lạnh' vì thương chiến: Kho hàng dồn ứ vì không ai muốn chịu thuế 30%, hàng trăm nghìn người có thể mất việc

Dù lạm phát do thuế quan thúc đẩy vẫn chưa lan rộng trong toàn nền kinh tế, nhưng theo dữ liệu của chính phủ và khu vực tư nhân cũng như các nhà kinh tế theo dõi chỉ số giá tiêu dùng, giá nội thất và các đồ gia dụng khác đã ghi nhận xu hướng tăng rõ rệt.
Mức tăng hiện tại còn khá khiêm tốn, nhưng đây có thể là một trong những dấu hiệu rõ ràng đầu tiên trong dữ liệu lạm phát chính thức cho thấy cuộc chiến thương mại đã bắt đầu lan tới các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu.
Theo Cục Thống kê Lao động Mỹ, giá nội thất và chăn ga gối đệm trong tháng 4 đã tăng nhanh hơn gấp 7 lần so với mức tăng giá chung. Chỉ số PriceStats (theo dõi giá trực tuyến hàng ngày của hàng hóa) cũng ghi nhận giá đồ nội thất và thiết bị gia đình tăng 0,8%, mức tăng kỷ lục trong tháng 4 chưa điều chỉnh theo mùa vụ.

Chỉ số giá tiêu dùng đồ nội thất phòng khách đang tăng trở lại trong thời gian gần đây.
Giáo sư Alberto Cavallo từ Trường Kinh doanh Harvard – người sáng lập chỉ số PriceStats – cho biết: “Chúng tôi đang chứng kiến một đợt tăng rõ rệt trong vài tháng gần đây”.
Ngoài mức tăng trong tháng 4, Giám đốc chiến lược vĩ mô Michael Metcalfe tại State Street cho biết chỉ số giá đồ nội thất trong tháng 5 cũng đang trên đà tăng mạnh.
Trung Quốc vẫn là đối tác thương mại nội thất lớn nhất của Mỹ, nhưng vị thế thống trị của nước này đang suy giảm. Thuế nhập khẩu từ Trung Quốc đã được giảm xuống, nhưng vẫn ở mức cao từ khoảng 40% đến 60%.
Dù dữ liệu không trực tiếp chỉ ra mối liên hệ giữa giá cả và thuế quan, nhưng giá nội thất và đồ gia dụng bắt đầu leo thang từ tháng 3, ngay sau khi ông Trump bắt đầu áp thuế. Tháng đó, giá các mặt hàng này vượt qua cả mức đỉnh từng ghi nhận trong đại dịch.
Ông Metcalfe nói: “Tôi sẽ rất bất ngờ nếu thuế quan không đóng vai trò chính trong đợt tăng giá này”.
Giám đốc kinh tế Ernie Tedeschi tại Phòng Thí nghiệm Ngân sách thuộc Đại học Yale cũng nhận thấy những dấu hiệu giá một số mặt hàng như nội thất đang tăng do tác động của thuế.
Tuy nhiên, ông cho biết để xác định mối liên hệ là cả một quá trình “phá án” của ngành kinh tế học. Vì lạm phát tổng thể vẫn tương đối ổn định và một số nhóm hàng tiêu dùng chịu ảnh hưởng của thuế thậm chí lại giảm trong báo cáo CPI tháng 4.
Trong khi đó, các nhà nhập khẩu Mỹ đã tranh thủ gom hàng từ Trung Quốc trước khi mức thuế ba chữ số có hiệu lực sau đó tạm hoãn 90 ngày. Một số công ty đang trì hoãn việc tăng giá, kỳ vọng ông Trump có thể thay đổi các kế hoạch của mình.
Tổng biên tập Bill McLoughlin của tạp chí ngành hàng Furniture Today cho biết các nhà sản xuất nội thất đã chủ động dự trữ hàng hóa để đối phó với các mức thuế mới. Do đó, tác động thực sự lên ngành này có thể sẽ chỉ xuất hiện sau khi lượng hàng tồn trước thuế được tiêu thụ hết.
Giá cả trong thời gian tới cũng sẽ phụ thuộc vào diễn biến của các mức thuế đối ứng hiện đang được tạm hoãn đến đầu tháng 7. Theo ông McLoughlin, các nhà sản xuất có thể chịu được mức thuế từ 10% - 20% trong chuỗi cung ứng. Nhưng nếu vượt quá ngưỡng này, chi phí gia tăng buộc phải được chuyển sang người tiêu dùng.
Ông nói: “Nhiều sự bất định khiến việc dự báo và định giá trở nên vô cùng khó khăn. Câu hỏi khó nhất hiện nay với một nhà sản xuất nội thất là: ‘Giá mặt hàng đó sẽ là bao nhiêu?’. Và câu trả lời trung thực duy nhất là: ‘Còn tùy’”.
Theo Washington Post
Nhịp Sống Thị Trường
- Một ngành kinh doanh tỷ USD của Mỹ nếm ‘trái đắng’ thương chiến: Xuất khẩu sang Trung Quốc ‘đóng băng’, đơn hàng bị hủy hàng loạt, nguy cơ mất thị phần vào tay đối thủ
- Dòng vốn 17,3 tỷ USD một tháng cho thấy ưu thế của Trung Quốc giữa cuộc chiến thương mại với Mỹ
- Muốn quay lại thời thuế quan ‘nuôi sống’ chính phủ, chính quyền ông Trump đối mặt "nỗi thất vọng nghìn tỷ USD"
- Doanh nghiệp Mỹ gấp rút gom hàng từ Trung Quốc bất chấp chi phí tăng vọt, chuyên gia cảnh báo người tiêu dùng: Thuế giảm, giá cả ‘chưa chắc’ giảm
- Mỹ - Trung hạ thuế xuống 30%, loạt doanh nghiệp sốt sắng 'tận dụng thời cơ' nhập thêm hàng nhưng vẫn 'than trời' vì thuế mới 'quá cao'
CÙNG CHUYÊN MỤC
