MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Liên kết để khơi thông dòng vốn cho dự án bất động sản

Mô hình liên kết giữa chủ đầu tư, nhà thầu, nhà cung cấp vật liệu và ngân hàng đang phát huy hiệu quả, là giải pháp tối ưu để tạo dòng vốn đầu tư cho dự án BĐS.

Thực tế hiện nay cho thấy, nhu cầu thực về nhà ở của người dân là rất lớn, tuy nhiên, trong những năm qua thị trường BĐS biến động đã khiến niềm tin của họ vào thị trường bị lung lay ít nhiều, những khách hàng đã mua sản phẩm cũng e ngại chủ đầu tư không sử dụng tiền đúng mục đích nên cũng không đóng tiến theo đúng cam kết trong hợp đồng.

Điều này khiến rất nhiều dự án hiện nay phải đình trệ, đi theo đó là những khó khăn chồng chất cho DN. Cùng với sự hỗ trợ thị trường BĐS từ Chính phủ, thị trường đang dần hồi phục, niềm tin người mua nhà quay trở lại, các nhà phát triển BĐS cũng đã rất năng động “tự cứu mình” bằng nhiều giải pháp khác nhau, từ cơ cấu danh mục dự án, chuyển đổi mô hình đầu tư,…đặc biệt, là mô hình liên kết giữa chủ dự án, nhà thầu, nhà cung cấp vật liệu và ngân hàng đã và đang phát huy được hiệu quả.

Trong Lễ công bố triển khai Dự án Thăng Long Victory mới đây, mô hình phát triển theo cách liên kết này đã được nhắc tới. Đây là dự án khá mới mẻ trên thị trường, và cũng được phát triển theo đúng với xu hướng hiện nay, đó là dự án nhà ở “vừa túi tiền” phù hợp nhu cầu thị trường, mỗi căn hộ chỉ khoảng từ 700 triệu đồng, bên cạnh đó dự án lại đảm bảo được dòng tiền.

Theo như kế hoạch của Chủ đầu tư dự án này là Công ty CP Đầu tư kinh doanh và Phát triển KCN Phúc Hà (Công ty Phúc Hà), họ đã liên kết, hợp tác từ nhà thầu đến nhà cung cấp vật liệu cho dự án, và cũng như cả nhà băng.

Đại diện chủ đầu tư dự án này cho biết, Phúc Hà đã ký kết nhiều hợp đồng để chuẩn bị cho việc triển khai dự án trong năm nay như chọn Nhà thầu xây lắp là Công ty cổ phần Sông Đà 207 đã khẳng định được uy tín và thương hiệu của mình trên thị trường xây dựng Việt Nam. Ký kết hợp đồng với Công ty CP Thương mại Thái Hưng cung cấp thép toàn bộ dự án, Hợp đồng mua bán bê tông thương phẩm với Công ty Asean, bê tông Sông Đà,...Việc cung cấp thép, bê tông và những nguyên vật liệu chính chiếm tỷ lệ khoảng 60% giá trị.

Hiện nay hầu hết các dự án triển khai được đều phải tạm ứng trước và thanh toán luôn với nhà cung cấp này theo tháng. Tuy nhiên,với việc liên kết của dự án T1 Thăng Long Victory thì có nhiều điểm lợi như được kéo dài thời gian thanh toán, Chủ đầu tư hoàn toàn có thể chủ động để đẩy nhanh tiến độ dự án mà không phụ thuộc vào các yếu tố đầu vào.

Để ký kết được các hợp đồng mua vật liệu thì hầu hết các chủ dự án phải mở bảo lãnh từ ngân hàng, tuy nhiên, khi liên kết hợp tác thì nhà cung ứng có thể chấp thuận việc bảo lãnh bằng sản phẩm BĐS hình thành trong tương lai của chính dự án đang triển khai (nói cách khác là hàng đổi hàng –PV). Điều này cũng giống với Phúc Hà đang thực hiện với các nhà cung ứng vật liệu tại dự án T1 Thăng Long Victory, Chủ dự án chưa phải bỏ tiền ra mua sắt,thép, bê tông,…mà vẫn triển khai dự án đúng tiến độ, thậm chí có thểchủ động về nguyên vật liệu.

Tuy nhiên, để có sự hợp tác này chắc chắn là nhà cung ứng đã quá hiểu về năng lực triển khai dự án của Chủ đầu tư và tính thanh khoản của sản phẩm BĐS này.

Ông Vũ Minh Tuyến, Giám đốc Chi nhánh Công ty Phúc Hà tại Hà Nội cho biết: “với thời gian chậm thanh toán cho nhà cung cấp, Chủ đầu tư chỉ phải chi trả tiền nhân công và vật tư phụ, do đó hoàn toàn không bị áp lực về tài chính trong giai đoạn đầu. Bên cạnh đó, Công ty cũng đã chuẩn bị sẵn vốn tự có sử dụng riêng triển khai dự án này, đã thỏa thuận với một ngân hàng tài trợ vốn, nhiều đơn vị đã đề nghị mua căn hộ đáp ứng nhu cầu nhà ở cho CBCNV với số lượng lớn,..Đây là mô hình phát triển dự án bất động sản bài bản, và hiệu quả trong bối cảnh DN kinh doanh BĐS vẫn còn khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn.”

Trước đây, mô hình liên kết “4 nhà” cũng đã được BIDV đề xuất, nhiều dự án BĐS cũng đã thực hiện ở một số khâu quan trọng trong mô hình này như FPT City Đà Nẵng, Sails Tower, CT2A Tân Tây Đô, Golden Palace,…

Nhiều chuyên gia trong ngành, và cũng như đa phần các DN kinh doanh BĐS đều cho rằng, muốn vực dậy thị trường BĐS thì giải pháp hữu hiệu nhất phải là vực dậy niềm tin của những khách hàng thực. Để tạo dựng được niềm tin này, mô hình liên kết đang tạo được dòng chảy tài chính dài hạn cho các dự án BĐS, và nó cũng sẽ là xu hướng, động lực để làm hồi sinh các dự án còn đang “tồn” trên giấy tràn lan hiện nay.

Nói đến mô hình này, ông Phan Thành Mai, Tổng thư ký Hiệp hội BĐS Việt Nam cho rằng, khi phối hợp chặt chẽ gói 4 nhà sẽ tạo ra nhiều giá trị có ý nghĩa thiết thực trong bối cảnh thị trường khó khăn hiện nay, tăng thêm nguồn vốn từ các ngân hàng thương mại vì thế tăng thêm số lượng sản phẩm nhà ở phù hợp cho thị trường, nhà tổ chức cung ứng VLXD sẽ giảm được chi phí đầu vào, giải phóng được hàng tồn.

Kiều Thuật

thuatvk

Trí Thức Trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên