Dấu hiệu về làn sóng lập quỹ mở
Trong bối cảnh TTCK đang khó khăn, một số Cty quản lý quỹ tỏ ra nhạy bén với sự chuyển động chính sách.
Các Cty quản lý quỹ đang từng bước chuẩn bị tích cực cho sự ra đời của các quỹ mở. Cùng với việc Quỹ ETF sẽ được triển khai từ năm sau, nhiều nhận định cho rằng sẽ có làn sóng lập quỹ vào năm 2013.
“Phát súng” đầu tiên từ MBBF
UBCK cuối tuần qua đã cấp giấy chứng nhận chào bán chứng chỉ quỹ (CCQ)
đầu tư CK ra công chúng cho Quỹ đầu tư trái phiếu MB Capital Việt Nam
(MBBF). Theo giấy chứng nhận, MBBF sẽ bán CCQ ra công chúng để huy động
tối thiểu là 50 tỉ đồng (mệnh giá 10.000 đồng/CCQ). MBBF được chú ý bởi
khi nộp hồ sơ xin cấp phép thì đây sẽ là quỹ mở về trái phiếu đầu tiên
tại Việt Nam.
MBBF cho biết sẽ đầu tư tập trung vào các trái phiếu chính
phủ, trái phiếu DN có bảo lãnh thanh toán, tiền gửi có kỳ hạn. Thông
qua quỹ này, các NĐT có thể tham gia đầu tư vào nhiều gói trái phiếu với
mức lãi suất và kỳ hạn khác nhau. Với cơ chế này, NĐT có thể kỳ vọng
vào khả năng sinh lời tốt hơn, tính thanh khoản cao hơn và rủi ro ít
hơn. Với đặc thù của mô hình quỹ mở nên MBBF có thể được phát hành thêm
hoặc mua lại CCQ đã phát hành bất cứ lúc nào.
Ngành quỹ sẽ “sưởi” ấm thị trường
Bên cạnh MBBF đi vào hoạt động và được cơ quan quản lý chấp thuận cho
phát hành CCQ, CTCP Quản lý quỹ VinaWealth (VinaWealth) trước đó cũng đã
khẩn trưởng bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định để được cấp phép.
Cùng với hai quỹ đầu tư trái phiếu dạng mở lần đầu tiên đi vào hoạt
động, ngày 5.12 vừa qua, Đại hội NĐT bất thường của Quỹ đầu tư năng động
Việt Nam (VFA) đã thống nhất thông qua phương án chuyển đổi từ quỹ đóng
sang quỹ mở. Sớm nhất có thể nhắc tới CTCP Quản lý quỹ đầu tư Việt Nam
(VFM).
Đây là một trong những đơn vị đầu tiên nộp hồ sơ lên UBCK đề
nghị cho phép thành lập Quỹ đầu tư chỉ số VN30. Do ở thời điểm mới chỉ
có Thông tư 183/2011/TT-BTC hướng dẫn việc thành lập và quản lý quỹ mở
có hiệu lực hồi đầu năm nay nên khung pháp lý của sản phẩm này chưa định
hình. Do đó, với việc VFM thiết kế sản phẩm này theo nguyên tắc hoạt
động của quỹ đầu tư chỉ số (giống như Quỹ ETF) là VFMI30. Tuy nhiên, đến
trung tuần táng 9, VFM đã có công văn điều chỉnh hồ sơ gửi Vụ Quản lý
các Cty quản lý quỹ và quỹ đầu tư CK (UBCK) lùi thời gian thành lập
VFMI30. Cho tới thời điểm hiện nay, thời hạn triển khai quỹ này vẫn chưa
có thêm thông tin mới.
Tuy nhiên, ngoài trường hợp cá biệt VFM, nhiều nhận định đều cho rằng
với sự nhạy bén của các Cty quản lý quỹ đang phát đi những tín hiệu cho
thấy cuộc đua lập quỹ mở có thể diễn ra trong năm 2013. Ngoài các trường
hợp trên, không ít Cty quản lý quỹ cũng đang trong quá trình tìm hiểu
để chuẩn bị cho sự ra đời của quỹ mở. Bên cạnh đó là việc Quỹ ETF dự
kiến được triển khai từ đầu năm 2013, nhiều nhận định đều cho rằng điều
này sẽ tạo đà cho sự phát triển của ngành quỹ khi thị trường dần ấm lên.
Sẽ có chính sách thuế hợp lý cho quỹ mở
Về mặt pháp lý, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 183/2011/TT-BTC
hướng dẫn thành lập và quản lý quỹ mở và có hiệu lực thi hành từ tháng
3.2012. Tuy nhiên, trong một hội thảo mới đây do UBCK tiến hành, nhiều
chuyên gia cho biết hiện chưa có chính sách thuế cụ thể để khuyến khích
NĐT tham gia các loại hình quỹ mới như quỹ mở. Đến nay, Bộ Tài chính mới
chỉ hướng dẫn những quy định liên quan đến việc Cty quản lý quỹ thực
hiện quản lý danh mục đầu tư có trách nhiệm khấu trừ thuế thu nhập 0,1%
trên doanh số bán đối với các giao dịch chuyển nhượng CK của cá nhân ủy
thác đầu tư thực.
Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thuế (Bộ Tài chính) Nguyễn Văn Phụng cho
rằng, Bộ Tài chính đang lấy ý kiến các thành viên thị trường để hoàn
chỉnh hệ thống chính sách thuế đối với lĩnh vực CK, trong đó, tập trung
khắc phục những bất hợp lý của chính sách thuế hiện tại. Về chính sách
thuế đối với quỹ mở, ông Phụng cho biết, theo quy định của pháp luật
hiện hành, hoạt động phát hành CCQ (lần đầu) thuộc diện không chịu thuế
GTGT, NĐT không phải trả thuế GTGT. Phát hành CCQ tương tự như phát hành
CP lần đầu, không có thu nhập nên không phải nộp thuế TNDN.
Còn đối với hoạt động mua/bán CCQ thì cần làm rõ đây là hoạt động gì để
áp dụng chính sách thuế cho phù hợp. Bởi hiện nay, Bộ Tài chính nhận
được 2 luồng ý kiến. Luồng ý kiến thứ nhất cho rằng, CCQ là một loại CK,
do vậy việc mua/bán CCQ cũng áp dụng chính sách thuế đối với chuyển
nhượng CK. Đó là, không áp dụng thuế GTGT đối với các giao dịch mua/bán
CCQ nhưng cần áp thuế thu nhập từ giao dịch này.
Nếu người chuyển nhượng
là cá nhân thì áp dụng thuế TNCN, nếu người chuyển nhượng là tổ chức
thì áp dụng thuế TNDN. Luồng ý kiến thứ hai, với mô hình quỹ mở, NĐT có
thể mua thêm hoặc bán bớt CCQ. Khi NĐT bán ra thì quỹ phải mua lại CCQ,
trả tiền cho NĐT. Vì thế cần được coi hành vi mua/bán CCQ là hoạt động
góp vốn/rút vốn. Do đó, không nên thu thuế đối với việc mua/bán chứng
chỉ của quỹ mở.
Đại diện ngành thuế cho biết tiếp tục lắng nghe các kiến nghị của các
thành viên tham gia thị trường để lựa chọn chính sách thuế phù hợp.
Theo Lưu Thủy
Báo Lao động
CÙNG CHUYÊN MỤC

Nasdaq mong muốn tăng cường hợp tác với Chính phủ và doanh nghiệp Việt Nam
15:54 , 06/05/2025