Thần tốc như Thánh Gióng: Đại công trình 7.000 tỷ sở hữu "chìa khóa vạn năng", mở ra mỏ vàng tỷ USD
Có thể ít người biết, đại công trình này sử dụng loại vật liệu có thể kháng lửa, cách nhiệt hiệu quả.
Công trình trọng điểm quốc gia "về đích" thần tốc như Thánh Gióng
"Tốc độ của Vingroup như Thánh Gióng" - là đánh giá của Thủ tướng Phạm Minh Chính trong chuyến thăm và kiểm tra tiến độ dự án Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc gia (VNEC) tại huyện Đông Anh, TP. Hà Nội trong ngày 19/5/2025.
Hiện tại, dự án Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc gia - tổng vốn đầu tư hơn 7.000 tỷ đồng, quy mô hơn 90 hecta - đang trong giai đoạn hoàn thiện cuối và dự kiến hoàn tất vào tháng 7/2025, đúng theo thời hạn cam kết của Tập đoàn Vingroup, lập kỷ lục ấn tượng với chỉ 10,5 tháng thi công cho một công trình triển lãm quốc gia.

Thủ tướng Phạm Minh Chính kiểm tra tiến độ xây dựng Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc gia ngày 19/5. Ảnh: VGP/Nhật Bắc
VNEC là một trong những dự án trọng điểm được khánh thành nhân dịp kỷ niệm 80 năm Quốc khánh Việt Nam (2/9/1945 - 2/9/2025).
Nằm trong trung tâm khu đô thị Vinhomes Global Gate, Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc gia (hay The Grand Expo) được xem là “thành phố triển lãm” đầu tiên tại Việt Nam. Đại dự án này nổi bật với tổ hợp công trình khu triển lãm trong nhà - lấy cảm hứng từ hình ảnh thần Kim Quy - với 9 phân khu, tổng diện tích trên 130.000 m².
Ngoài ra, VNEC còn có 4 khu công viên triển lãm ngoài trời rộng 20,6 hecta; 2 nhà triển lãm trong nhà hiện đại quy mô nhỏ cùng nhiều công trình phụ trợ đa dạng.
Tiêu chuẩn "công trình xanh" khắt khe được thực hiện tỉ mỉ đến từng ốc vít
Công trình nổi bật (khu triển lãm trong nhà) tại đại dự án hơn 7.000 tỷ tại vùng đất Đông Anh mang hình ảnh Thần Kim Quy, vốn được lấy cảm hứng trong truyền thuyết xây thành Cổ Loa của dân tộc Việt.
Hình ảnh Thần Kim Quy, một trong Tứ Linh của văn hóa Việt Nam không chỉ là biểu tượng thể hiện sức khỏe, tài lộc và vượng khí thời cổ xưa mà còn nhấn mạnh cam kết xây dựng theo tiêu chuẩn "công trình xanh" thời hiện đại nhằm mang lại sự an toàn, bền vững của Tập đoàn Vingroup.

Các tòa nhà, công trình tại VNEC được thực hiện tỉ mỉ đến từng con ốc. Ảnh: Diễn đàn đô thị
Trong dự án VNEC, vải sợi thủy tinh được sử dụng để tạo ra các cấu trúc nhẹ nhưng chắc chắn, góp phần vào thiết kế hiện đại và bền vững. Vải sợi thủy tinh được gọi là chăn chống lửa hoặc vải kháng lửa nhờ khả năng chịu được nhiệt độ cao lên đến 550°C, không cháy lan và không sinh khói độc khi tiếp xúc với lửa.
Chưa hết, vật liệu này có khả năng cách nhiệt vượt trội nhờ vào hệ số dẫn nhiệt thấp, giúp cách nhiệt hiệu quả, phù hợp cho các môi trường nhiệt độ khắc nghiệt (-20°C đến 550°C).
Kết hợp vải sợi thủy tinh với vách kính và hệ lan can, không chỉ tăng tính thẩm mỹ mà còn giúp cản nắng, tiết kiệm năng lượng tối ưu, phù hợp với các tiêu chuẩn “công trình xanh”.
Dù đặt mục tiêu "thần tốc" để về đích nhưng VNEC được thực hiện cẩn thận, tỉ mỉ đến mức đáng kinh ngạc.
Mái vòm của công trình sử dụng khoảng 24.000 tấn thép, được gia công và lắp dựng cẩn thận trong 5 tháng, đạt hệ số an toàn gấp đôi tiêu chuẩn thông thường. Toàn bộ ốc vít được kiểm tra siết lực lần hai, không ghi nhận bất kỳ sai sót nào, đảm bảo an toàn tuyệt đối lâu dài.
Mở khóa "mỏ vàng" tỷ USD bền vững ngay tại Hà Nội
VNEC được dự đoán sẽ lọt Top 10 trung tâm hội chợ triển lãm lớn nhất thế giới, sánh ngang với Dubai Expo (Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất), Frankfurt (Đức) và Milan Expo (Italy). Đây sẽ là "chìa khóa vạn năng" mở ra "nền kinh tế Expo" trị giá hàng tỷ USD tại Việt Nam.

Toàn cảnh Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc gia (hay The Grand Expo). Nguồn: Vingroup
Các Expo City trên thế giới được thiết kế như trung tâm giao thương, thu hút doanh nghiệp, nhà đầu tư và du khách toàn cầu. Điều này tạo ra dòng tiền lớn và thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững. Đơn cử, Milan Expothu hút 22 triệu lượt khách, mang lại doanh thu 10 tỷ USD cho nền kinh tế; còn Dubai Expo thu hút hơn 24 triệu lượt khách, tạo ra hơn 33 tỷ USD; tạo ra 277.000 việc làm mới.
Là công trình trọng điểm quốc gia, thay thế Trung tâm Triển lãm Giảng Võ (cũ), VNEC sẽ đưa Hà Nội trở thành "thủ đô của các sự kiện" trong khu vực.
Chức năng tổ chức sự kiện của VNEC, kết hợp với quần thể tiện ích và dịch vụ tại Vinhomes Global Gate - Đô thị Expo đầu tiên tại Việt Nam, sẽ thúc đẩy ngành du lịch bùng nổ, đặc biệt với dòng khách MICE (du lịch kết hợp Hội họp, Hội nghị, Triển lãm).
Đây sẽ là "bảo bối" góp phần giúp Hà Nội đạt mục tiêu đón 49 triệu lượt khách du lịch vào năm 2030, trong đó 13-14 triệu khách quốc tế.
Sau khi hoàn thành, VNEC sẽ trở thành biểu tượng phát triển mới của Hà Nội. Công trình không chỉ mang giá trị thương mại mà còn là một kiệt tác kiến trúc và mỹ thuật, hòa quyện tinh tế giữa yếu tố truyền thống và hiện đại, đậm chất văn hóa Việt Nam nhưng vẫn bắt kịp xu hướng toàn cầu trong phát triển xanh, bền vững.
Đời sống & pháp luật
CÙNG CHUYÊN MỤC

Xuất khẩu giảm: Đáng lo hay cơ hội tái cấu trúc?
17:00 , 26/05/2025