Phạt tới 200 triệu đồng nếu cho thuê - mượn, mua - bán tài khoản, thẻ ngân hàng
Ngân hàng Nhà nước đề xuất một loạt mức phạt nặng đối với các hành vi mua, bán, cho thuê, cho mượn tài khoản thanh toán, ví điện tử, thẻ ngân hàng…
- 17-05-2025Thủ tướng chỉ đạo tổng rà soát tài khoản ngân hàng, sim điện thoại
- 12-05-2025Bắt khẩn cấp đối tượng lừa đảo hàng nghìn người trên cả nước, sử dụng nhiều tài khoản ngân hàng để luân chuyển dòng tiền
- 01-05-2025Công an phong tỏa tài khoản ngân hàng tại ACB, BIDV,... giúp nhiều người lấy lại tiền bị lừa đảo
Tại dự thảo lần 3 nghị định về xử phạt vi phạm hành chính đối với lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng đang được lấy ý kiến góp ý (sửa đổi, bổ sung Nghị định số 88/2019/NĐ-CP), Ngân hàng Nhà nước đề xuất xử phạt nặng đối với hành vi vi phạm về tài khoản thanh toán.
Theo đó, mức phạt tiền từ 100 - 150 triệu đồng đối với hành vi mua, bán, thuê, cho thuê, mượn, cho mượn tài khoản thanh toán (tài khoản ngân hàng) hoặc mua, bán thông tin tài khoản thanh toán với số lượng từ 1 tài khoản đến dưới 10 tài khoản thanh toán mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Phạt tiền từ 150 - 200 triệu đồng đối với hành vi mở tài khoản thanh toán cho khách hàng, cho phép khách hàng sử dụng tài khoản thanh toán không đúng quy định của pháp luật trong quá trình cung ứng dịch vụ thanh toán.
Mua, bán, thuê, cho thuê, mượn, cho mượn tài khoản thanh toán hoặc mua, bán thông tin tài khoản thanh toán với số lượng từ 10 tài khoản thanh toán trở lên mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Các mức phạt cho hành vi cho thuê, mượn, mua bán tài khoản, thẻ ngân hàng, ví điện tử tăng gấp nhiều lần so với quy định hiện tại
Mức phạt lên tới 200 - 250 triệu đồng đối với hành vi vi phạm như mở hoặc duy trì tài khoản thanh toán nặc danh, mạo danh; lấy cắp, thông đồng để lấy cắp thông tin tài khoản thanh toán mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự…
Không chỉ đối với tài khoản ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước cũng đề xuất tăng mức phạt đối với các hành vi vi phạm quy định về trung gian thanh toán (cung ứng dịch vụ ví điện tử).
Theo đó, phạt tiền từ 50 - 100 triệu đồng đối với việc mở hoặc duy trì ví điện tử nặc danh, mạo danh; mua, bán, thuê, cho thuê, mượn, cho mượn ví điện tử; lấy cắp, thông đồng để lấy cắp, mua, bán thông tin ví điện tử từ 1 ví điện tử đến dưới 10 ví điện tử.
Mức phạt sẽ nâng lên từ 100 – 120 triệu đồng đối với hành vi mở hoặc duy trì ví điện tử nặc danh, mạo danh; mua, bán, thuê, cho thuê, mượn, cho mượn ví điện tử; lấy cắp, thông đồng để lấy cắp, mua, bán thông tin ví điện tử từ 10 ví điện tử trở lên;
Ngay cả với hành vi vi phạm trong hoạt động thẻ ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước cũng đề xuất các mức phạt từ 60 – 80 triệu đồng khi thuê, cho thuê, mua, bán, mở hộ thẻ ngân hàng (trừ trường hợp thẻ trả trước vô danh) với số lượng từ 1 thẻ đến dưới 10 thẻ.
Mức phạt sẽ tăng lên từ 100 - 200 triệu đồng trong trường hợp thuê, cho thuê, mua, bán, mở hộ thẻ ngân hàng (trừ trường hợp thẻ trả trước vô danh) với số lượng từ 10 thẻ trở lên mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
Mức phạt cao nhất lên tới 300 triệu đồng khi lấy cắp, thông đồng để lấy cắp, mua, bán thông tin thẻ ngân hàng mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự…
Những hành vi trên cũng sẽ đi cùng hình thức xử phạt bổ sung; biện pháp khắc phục hậu quả tùy vào từng trường hợp vi phạm. Các mức phạt trên tăng gấp nhiều lần so với quy định hiện tại, trong bối cảnh thời gian qua, cơ quan công an đã triệt phá nhiều đường dây chuyên thu mua, thuê… tài khoản ngân hàng để lừa đảo, rửa tiền.
Gần nhất vào tháng 2-2025, cơ quan công an các tỉnh Đồng Nai, TP Hà Nội và Đà Nẵng thông tin đã bắt nhiều đối tượng có liên quan trong đường dây mua bán trái phép thông tin tài khoản ngân hàng…
Người lao động
CÙNG CHUYÊN MỤC

Điểm danh những thương vụ lớn của ngành ngân hàng năm 2025
13:47 , 19/05/2025
Ngày 10/6, SHB chốt danh sách cổ đông để chi trả cổ tức bằng tiền năm 2024
10:55 , 19/05/2025
Ngày 19/5: Ngân hàng Nhà nước tăng tỷ giá USD, giá đô la tự do tiếp tục giảm
10:16 , 19/05/2025