PGS.TS Trần Đình Thiên: "Tư nhân Việt Nam không cần được ca ngợi là số một, họ chỉ cần được coi là bình thường"

Trong bối cảnh kinh tế tư nhân Việt Nam đối mặt với hàng loạt thách thức, Nghị quyết 68 ra đời như “chìa khóa” nhằm tháo gỡ khó khăn, mở đường cho sự phát triển vượt bậc của khu vực này, từ đó định hình nền kinh tế quốc gia
- 26-05-2025Xuất khẩu giảm: Đáng lo hay cơ hội tái cấu trúc?
- 26-05-2025CSGT Hà Nội dùng máy quay, công khai ghi hình phạt nguội xe vi phạm tại 20 điểm
- 26-05-2025'Ông lớn' hàng đầu Hàn Quốc về viễn thông 'ngỏ ý' xây dựng Trung tâm Phát triển Toàn cầu ngay tại Việt Nam, đề xuất hợp tác với Tập đoàn Viettel
-
Doanh nghiệp của ta yếu, mà mặt bằng lãi suất cao như thế thì làm cho doanh nghiệp Việt Nam khó lớn được

Nghị quyết 68-NQ/TW được Bộ Chính trị ban hành ngày 5/4/2025, đánh dấu bước lịch sử khi xác lập khu vực kinh tế tư nhân là động lực quan trọng nhất của nền kinh tế Việt Nam. Với tinh thần đột phá, nghị quyết được Thủ tướng ví như “Thánh Gióng bay lên trời”, mở ra kỷ nguyên phát triển mới, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp lớn và nhỏ, đồng thời thu hút đầu tư vào các địa phương.
PGS.TS Trần Đình Thiên, Uỷ viên Hội đồng Tư vấn chính sách của Thủ tướng nhận định, chỉ 17 ngày sau khi Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết về đổi mới tư duy phát triển kinh tế, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết 68 – một động thái được xem là “chưa từng có tiền lệ” về tốc độ và sự đồng thuận chính trị. Việc xác lập vị thế này là bước đột phá về tư duy, giúp tháo gỡ "vòng kim cô" tư tưởng vốn kìm hãm khu vực tư nhân suốt nhiều năm.

Ông Thiên cho biết, doanh nghiệp tư nhân đang phải đối mặt với lãi suất vay lên đến 10%, gấp khoảng ba lần so với mức 3-4% của doanh nghiệp nước ngoài. Bên cạnh đó, việc tiếp cận đất đai và nguồn vốn hạn chế, cùng với quy mô nhỏ và thiếu liên kết, khiến khu vực tư nhân chật vật đảm nhận vai trò động lực kinh tế.
Chuyên gia nhấn mạnh, trước đây, cải cách chủ yếu theo hướng “xin – cho”, từ dưới lên, nên thường không triệt để, thậm chí tiềm ẩn nhiều rủi ro. Nếu không thay đổi cách tiếp cận, rất khó để giải phóng được nguồn lực và sức sáng tạo của khu vực tư nhân - vốn đang được xem là động lực quan trọng nhất của tăng trưởng kinh tế.
"Một trong những đột phá trong Nghị quyết 68-NQ/TW được cộng đồng doanh nghiệp mong mỏi là hoàn thiện hệ thống pháp luật, xoá bỏ các rào cản tiếp cận thị trường, đảm bảo môi trường kinh doanh thông thoáng, minh bạch, rõ ràng, nhất quán, ổn định lâu dài, dễ tuân thủ, chi phí thấp." ông Thiên phân tích.

Theo chuyên gia, điều cốt lõi không phải là ưu ái khu vực tư nhân, mà là đảm bảo họ được đối xử công bằng, không bị phân biệt so với doanh nghiệp nhà nước hay nhà đầu tư nước ngoài.
“Doanh nghiệp tư nhân không cần được coi là số một, họ chỉ cần được đối xử công bằng và không bị phân biệt so với doanh nghiệp nhà nước hay nhà đầu tư nước ngoài.” PGS.TS Trần Đình Thiên nhấn mạnh
Ông Trần Đình Thiên chỉ ra, Nghị quyết 68 đã dành đất cho kinh tế tư nhân ở các khu công nghiệp, khu chế xuất… với thủ tục, điều kiện cụ thể, rõ ràng theo hướng tạo thuận lợi nhất.
Về nguồn vốn, Nhà nước có thể hỗ trợ theo nhiều phương thức như lập quỹ bảo lãnh cho kinh tế tư nhân, hỗ trợ lãi suất, nới các điều kiện vay. Ngoài ra, việc minh bạch hóa thủ tục hành chính và xây dựng môi trường kinh doanh thuận lợi cũng được nhấn mạnh, tạo điều kiện để doanh nghiệp không chỉ tồn tại mà còn phát triển mạnh mẽ.

Nhìn xa hơn, Nghị quyết 68 không chỉ tập trung vào giải pháp ngắn hạn mà còn đặt nền móng cho sự phát triển dài hạn thông qua đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số. PGS.TS Trần Đình Thiên nhận định rằng doanh nghiệp tư nhân Việt Nam hiện còn yếu về công nghệ và thiếu liên kết. Để bắt kịp xu hướng toàn cầu, việc chuyển đổi số là yếu tố sống còn, giúp doanh nghiệp hiểu rõ nhu cầu thị trường và nâng cao năng lực cạnh tranh.
Đồng thời, Nhà nước cần xây dựng các cơ chế hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo, đặc biệt dành cho các tài năng trẻ từ trường đại học, thông qua quỹ hỗ trợ vốn và các chính sách khuyến khích nghiên cứu phát triển.
Song song đó, nghị quyết ưu tiên phát triển các khu công nghiệp xanh, công nghệ cao, thay thế mô hình gia công, lắp ráp truyền thống. Những khu công nghiệp này không chỉ là động lực kinh tế mà còn là biểu tượng của sự phát triển bền vững, thu hút các nhà đầu tư chiến lược.
Để khuyến khích doanh nghiệp tiên phong, ông Thiên đề xuất cơ chế “hộp chính sách” (sandbox), giúp giảm rủi ro và tạo điều kiện cho sáng tạo. Những thay đổi này hướng tới tái cấu trúc nền kinh tế, chuyển từ mô hình gia công sang các ngành công nghệ cao, xanh và bền vững, từ đó tạo lợi thế cạnh tranh lâu dài cho các địa phương và cả nước.

Chuyên gia này lấy ví dụ dự án hạ tầng cảng kết hợp khu công nghiệp sử dụng năng lượng xanh Cà Ná tại Ninh Thuận, hiện nay nếu như chưa có cơ chế, chính sách về vấn đề này, thì có thể sử dụng cơ chế sandbox để thử nghiệm. Khi thử nghiệm thành công, dự án này có thể trở thành hình mẫu mà các doanh nghiệp đi sau tiếp tục theo con đường đó. Để phát triển được như vậy, theo ông Thiên cần có những cơ chế, chính sách chưa từng có ở Việt Nam, thậm chí chưa từng có trên thế giới, và Nhà nước cần có sự chia sẻ rủi ro và đảm bảo cho doanh nghiệp.
PGS.TS Trần Đình Thiên nhìn nhận, nếu thực thi nghiêm túc và đồng bộ, Nghị quyết 68 có thể giúp Việt Nam duy trì mức tăng trưởng cao 8-9% kéo dài trong suốt 10-15 năm tới. Là tiền đề quan trọng để tiến tới mục tiêu tăng trưởng hai con số giai đoạn 2026–2030 và trở thành quốc gia thu nhập cao vào năm 2045.

Cùng với đó là sự đồng thuận từ Nhà nước và nỗ lực của cộng đồng doanh nghiệp, Nghị quyết 68 được kỳ vọng sẽ tháo gỡ rào, mở ra một kỷ nguyên phát triển mới, nơi khu vực tư nhân thực sự trở thành động lực trung tâm đưa kinh tế Việt Nam “bay lên trời”, ông Thiên kết luận.
Nhịp Sống Thị Trường
- Chuyên gia hiến kế: Thuế quan Mỹ định hình luật chơi mới, Việt Nam phải dứt khoát thay đổi tư duy sau hơn 30 năm sa đà mô hình ‘gia công giá rẻ’
- Nhà sáng lập David Thái lần đầu kể chuyện suýt bán Highlands Coffee cho Starbucks và khao khát phục hưng Robusta: Tôi kiếm tiền ở chỗ khác, rồi dồn cả vào Highlands!
- Ngày hội Văn hóa SHB - T&T 2025: 3 thập kỷ "Nhất Tâm", vững bước cùng đất nước vươn Tầm
- Chuyên gia RMIT: Việt Nam sở hữu một yếu tố 'độc đáo', ngay cả các Big Tech cũng phải phụ thuộc, là chìa khoá để có vị trí tốt trong cuộc đua về AI
- Startup lạ chưa từng có tại Việt Nam: Mới 6 tuổi đã có 40.000 đối tác, tạo nguồn thu nhập hàng triệu đô/năm cho nhiều người
CÙNG CHUYÊN MỤC
