CEO FPT: 'Tôi buộc phải ngồi vào chiếc ghế Tổng giám đốc'
FPT dự kiến cũng phải mất từ 3-4 năm nữa mới có CEO mới, sớm hơn thì cũng phải tới 2 năm.
- 26-09-2013FPT sẽ lột xác lần nữa, ai là người thay thế TGĐ Bùi Quang Ngọc?
- 05-09-2013TGĐ FPT Bùi Quang Ngọc: 'Tôi có cái khác căn bản với Đình Anh'
- 27-08-2013Dân FPT gọi Tổng giám đốc Bùi Quang Ngọc là 'lò lửa' và 'nỗi kinh hoàng' của tân binh
- 26-08-2013Ông Bùi Quang Ngọc: Trong thời gian tới FPT sẽ có trận đánh lớn ở Singapore
- 31-07-2013[Hồ sơ] Bùi Quang Ngọc - Tân tổng giám đốc 'kín tiếng' của FPT
- 31-07-2013Ông Bùi Quang Ngọc được bổ nhiệm làm Tổng giám đốc FPT
Nội dung nổi bật:
FPT dự kiến cũng phải mất từ 3-4 năm nữa sẽ đem lại kết quả, sớm hơn thì cũng phải tới 2 năm.
Sau liên tiếp các cuộc chuyển giao thế hệ lãnh đạo bất thành, Tổng Giám đốc FPT Bùi Quang Ngọc tiếp tục khẳng định Tập đoàn FPT vẫn gặp khó trong chuyện tìm được người trẻ kế cận đủ tài và bản lĩnh để ngồi vào chiếc ghế nóng Tổng Giám đốc thay ông.
Trong suốt hành trình chuyển giao thế hệ lãnh đạo cốt cán của FPT thời gian qua, người ta cũng nhận thấy cái bóng của ông Trương Gia Bình quá lớn, luôn phải xuất hiện để hâm nóng chiếc ghế CEO sau những cuộc chuyển giao bất thành. Như gần đây nhất, sau khi ông Trương Đình Anh rời đi vào năm 2012, thì một lần nữa, ông Trương Gia Bình lại có tới gần 9 tháng tái giữ chức CEO (trong thời gian từ tháng 10/2012 cho tới tháng 7/2013, thời điểm ông Bùi Quang Ngọc nhậm chức - PV).
Nếu nhìn vào chiếc ghế nóng Tổng Giám đốc (CEO) tại FPT từ năm 2008 đến nay, người ta dễ nhận thấy tại Tập đoàn luôn có sự thay đổi đến… chóng mặt: Sau ông Trương Gia Bình (từ năm 1988 – 2008) là ông Nguyễn Thành Nam (2009 - 2011), tiếp đến là ông Trương Đình Anh (từ đầu năm 2011 đến tháng 9/2012). Còn tại thời điểm từ năm 2013 đến nay, ông Bùi Quang Ngọc đang là người thứ tư ngồi vào vị trí này.
Sau liên tiếp các cuộc chuyển giao thế hệ lãnh đạo chủ chốt bất thành, thực tế đã làm dấy lên nghi vấn: Phải chăng thế hệ lãnh đạo lớn tuổi tại FPT, những người sáng lập ra Tập đoàn này chưa tin tưởng vào thế hệ trẻ? Phải chăng do cái bóng của thế hệ lãnh đạo đầu tiên vẫn còn quá lớn nên thế hệ trẻ khó vượt qua?
Trả lời cho những câu hỏi này, trong mọi lần đăng đàn, các lãnh đạo nhiều tuổi tại FPT (như ông Trương Gia Bình, ông Bùi Quang Ngọc đều sinh năm 1956 và nay đã sang tuổi 58) đều khẳng định, đó là do họ chưa tìm được người trẻ đủ năng lực, đủ sức để chèo lái con thuyền lớn như FPT.
Tại buổi gặp gỡ giới truyền thông trong nước vừa diễn ra hôm 19/2, ông Bùi Quang Ngọc một lần nữa nhấn mạnh đến quan điểm của Tập đoàn này đó là thực sự muốn đặt trọng trách lớn vào thế hệ trẻ, chứ không phải không đặt niềm tin vào họ.
“Nhiều ngành nghề như phần mềm, viễn thông… hiện giới trẻ còn nhanh nhạy hơn chúng tôi. Lứa tuổi chúng tôi cũng đã đóng góp nhiều rồi, nếu có các bạn trẻ làm tốt hơn cho FPT, tất nhiên chúng tôi sẵn sàng ủng hộ”, ông Ngọc thẳng thắn.
Đưa ra dẫn chứng để lý giải cho câu chuyện “FPT có tin vào thế hệ trẻ hay không”, Chủ tịch Uỷ ban Tổ chức cán bộ Tập đoàn FPT, ông Đỗ Cao Bảo tiết lộ:
Hiện nay một số nhân sự giữ vị trí Phó tổng Tập đoàn hoặc các đơn vị thành viên tại FPT nhiều người sinh năm 1974 – 1977 (như tại FPT Soft, FIS…), rất nhiều người được bổ nhiệm chức danh giám đốc từ năm 26 tuổi và lãnh đạo những đơn vị thành viên có lượng nhân sự 400 – 500 người.
Tức là, nếu so với lứa tuổi 1974 hay 1977 thì thế hệ lãnh đạo lão làng như ông Trương Gia Bình, Bùi Quang Ngọc của FPT đều là bậc cha, chú.
“Tại Việt Nam, nếu nhìn vào các công ty tư nhân ra đời cách đây từ 20 - 25 năm, tương đồng với FPT thì chưa có bất cứ doanh nghiệp nào nói đến chuyện chuyển giao lãnh đạo cấp cao. Tuy nhiên tại FPT lại khác, ngay từ năm 2000, anh Trương Gia Bình đã đề cập đến vấn đề này”, ông Bảo khẳng định.
Tuy nhiên, cũng giống như quan điểm của ông Trương Gia Bình từng lý giải về nguyên nhân vì sao chiếc ghế nóng CEO liên tục lung lay trong những năm qua, ông Bùi Quang Ngọc vẫn nhấn mạnh đến chuyện Tập đoàn này đến nay vẫn khó tìm được CEO là do các cá nhân chủ chốt chưa được trải nghiệm trong nhiều lĩnh vực kinh doanh khác nhau của tập đoàn, chưa hiểu tường tận về Tập đoàn, để đủ sức lãnh đạo Tập đoàn trong bối cảnh đang phát triển đa ngành nghề, có lượng nhân sự lên tới hơn 17000 người.
Chia sẻ thêm, Tổng Giám đốc FPT Bùi Quang Ngọc cũng cho biết nối tiếp những chương trình đào tạo nhân sự chủ chốt, đào tạo cán bộ trẻ (trong 3 năm qua FPT đã đào tạo hàng nghìn người) thì trong khoảng 1-2 tháng tới, Tập đoàn này sẽ thực hiện một chương trình quan trọng khác là quy hoạch và luân chuyển cán bộ.
Các nhân sự chủ chốt sẽ tiếp cận các lĩnh vực khác nhau như viễn thông, thương mại, phần mềm…, để họ hiểu hơn về Tập đoàn, nhằm thực hiện mục tiêu hàng đầu là đào tạo được đội ngũ lãnh đạo kế cận có đủ khả năng, bản lĩnh giữ chức CEO.
FPT dự kiến cũng phải mất từ 3-4 năm nữa sẽ đem lại kết quả, sớm hơn thì cũng phải tới 2 năm.
Theo Nguyên Đức
CÙNG CHUYÊN MỤC

Một trường đại học tại TP HCM chính thức trở thành công ty con của Kinh Bắc
09:34 , 20/05/2025
Phát hiện chấn động kho vàng, bạc, đồng khổng lồ ở Nam Mỹ
09:33 , 20/05/2025