Nhà tuyển dụng: "Làm thế nào để 1+1+1=13?", ứng viên ngập ngừng nói 1 câu khiến sếp bái phục, được nhận vào làm luôn
Ứng viên này đã đối đáp khéo léo như thế nào?
- 06-03-2025Nhà tuyển dụng hỏi: Làm gì nếu sếp nợ bạn 350 nghìn đồng nhưng không trả? Ứng viên GenZ trả lời 1 câu trúng tuyển ngay, còn được khen EQ cao ngất ngưởng
- 06-03-2025Nhà tuyển dụng: "Áo bẩn nhưng cần đi gặp sếp gấp, phải làm sao?" - Ứng viên duy nhất ngồi yên tại chỗ lại được chấm EQ 10 điểm!
- 03-03-2025Nhà tuyển dụng hỏi: Bạn sẽ làm gì nếu sếp vay 70 nghìn đồng mua đồ uống? Nam ứng viên 9x trả lời 1 câu EQ cao liền trúng tuyển ngay lập tức
Trong bối cảnh thị trường tuyển dụng ngày càng cạnh tranh, các câu hỏi phỏng vấn cũng trở nên đầy thách thức. Nhà tuyển dụng không chỉ kiểm tra kiến thức chuyên môn mà còn đánh giá khả năng tư duy linh hoạt của ứng viên. Những câu hỏi tưởng chừng như "oái oăm" như: "Làm thế nào để chia 5 cốc nước cho 6 người lãnh đạo?" hay "Có bao nhiêu con yêu quái trong Tây Du Ký?" không chỉ kiểm tra kiến thức mà còn yêu cầu sự nhanh trí trong cách trả lời.
Tiểu Lệ, một cô gái tốt nghiệp chuyên ngành Marketing, đã ứng tuyển vào một công ty kinh doanh danh tiếng. Với nền tảng chuyên môn vững chắc và thành tích xuất sắc trong nhiều cuộc thi, cô dễ dàng vượt qua vòng phỏng vấn đầu tiên với những câu hỏi về chuyên ngành.
Tuy nhiên, vòng thứ hai lại mang đến thử thách khó lường hơn. Những ứng viên trước đó đã rời đi vì không thể vượt qua câu hỏi của nhà tuyển dụng. Điều này khiến Tiểu Lệ không khỏi hồi hộp.
Khi đến lượt mình, cô cùng ba ứng viên khác bước vào phòng phỏng vấn. Nhà tuyển dụng đặt ra một câu hỏi tưởng chừng đơn giản: "Làm thế nào để 1 + 1 + 1 = 13?".
Mỗi người chỉ có 10 giây để suy nghĩ và đưa ra câu trả lời.

Nhà tuyển dụng đặt ra câu hỏi: "Làm thế nào để 1+1+1=13?" chỉ cho ứng viên 10 giây suy nghĩ
Ứng viên đầu tiên, đầy lúng túng, mồ hôi lấm tấm trên trán, cuối cùng chỉ có thể nói: "Xin lỗi, tôi không có câu trả lời!".
Ứng viên thứ hai không giấu được sự khó chịu, nhìn thẳng vào ban tuyển dụng với ánh mắt đầy bực bội: "Tôi đến đây để ứng tuyển vào vị trí quản lý Marketing, không phải để giải toán. Thật là vớ vẩn!". Sau đó, anh ta đứng dậy và rời khỏi phòng ngay lập tức.
Ứng viên thứ ba bình tĩnh hơn nhưng cũng không có cách giải quyết nào, nhẹ nhàng nói: "Đây là một bài toán vô nghiệm. Không ai có thể giải được".
Đến lượt ứng viên Tiểu Lệ, cô tự tin trả lời: "Tôi sẽ thêm một dấu gạch chéo vào dấu bằng, biến '=' thành '≠', để phương trình trở nên có nghĩa".
Ngay khi nghe câu trả lời này, ban tuyển dụng lập tức đứng dậy, bắt tay ứng viên và vui mừng thông báo: "Đây chính là câu trả lời mà chúng tôi tìm kiếm. Chúc mừng bạn, bạn đã trúng tuyển!".
Vì sao chỉ một dấu gạch chéo nhỏ lại có thể giúp một người được tuyển dụng, trong khi ba ứng viên còn lại thất bại?
Sự khác biệt nằm ở cách tư duy. Khi đối mặt với một vấn đề tưởng như không có lời giải, phần lớn mọi người sẽ chấp nhận rằng nó "bất khả thi" hoặc thậm chí "vô nghĩa". Nhưng người biết cách suy nghĩ linh hoạt, thay đổi góc nhìn, luôn có thể tìm ra giải pháp – dù chỉ là một điều chỉnh nhỏ nhất.
Trên thực tế, chẳng có gì là "không thể" nếu ta thực sự muốn biến nó thành "có thể". Giải pháp luôn tồn tại, vấn đề là bạn có sẵn sàng thay đổi cách nhìn nhận của mình hay không. Một thái độ tiêu cực sẽ khiến bạn mãi dậm chân tại chỗ, còn sự linh hoạt và tư duy sáng tạo sẽ mở ra những cánh cửa mới.
Vậy nên, khi gặp thử thách, đừng vội bỏ cuộc hay phán xét nó là vô nghĩa. Hãy thử thay đổi góc nhìn – đôi khi, chỉ một dấu gạch chéo nhỏ cũng có thể tạo ra khác biệt lớn. Đây cũng chính là điều mà nhà tuyển dụng muốn tìm kiếm ở các ứng viên tiềm năng trong tương lai!
Đời sống & pháp luật
CÙNG CHUYÊN MỤC

Cô gái 22 tuổi tiết kiệm 1,3 tỷ đồng trong 2 năm nhờ nhặt rác
14:46 , 02/05/2025
TPHCM sắp mưa lớn diện rộng, gây ngập nhiều nơi
14:30 , 02/05/2025