Nghịch lý xung quanh dự luật "lớn và đẹp" của ông Trump: Giới siêu giàu sẽ có nghìn tỷ phú USD đầu tiên, người nghèo ngày càng chật vật?

Dự luật mới nhằm gia hạn vĩnh viễn phần lớn các khoản giảm thuế cá nhân trong Đạo luật Cắt giảm Thuế năm 2017 dưới nhiệm kỳ đầu của Tổng thống Donald Trump. Tuy nhiên, có rất nhiều quan điểm trái chiều xung quanh dự luật này.
- 24-05-2025Nga, Mỹ tìm cách nối lại đường ống khí đốt Nord Stream, nền kinh tế lớn nhất châu Âu lập tức hành động, quyết tâm "đoạn tuyệt" năng lượng Nga
- 23-05-2025Làng sinh viên 800 người bị bỏ hoang, trường đại học mất hơn 5.000 học sinh, cả thị trấn ‘bốc hơi’ 23% dân số: Mặt tối của ngành giáo dục Mỹ
- 23-05-2025Mỹ hé lộ về cuộc tấn công từ tàu sân bay lớn nhất trong lịch sử
- 23-05-2025Nóng: Tổng thống Mỹ Donald Trump chính thức cấm Đại học Harvard tuyển sinh viên quốc tế
Ngày 22/5, Dự luật cải cách thuế và cắt giảm chi tiêu quy mô lớn, còn được biết tới với cái tên "One Big, Beautiful Bill Act" (Dự luật lớn và đẹp), vừa được Hạ viện Mỹ, do Đảng Cộng hòa kiểm soát, thông với kết quả sít sao: 215 phiếu thuận và 214 phiếu chống. Dự luật này do Tổng thống Donald Trump đề xuất.
Dự luật kéo dài thêm 10 năm các chính sách giảm thuế thu nhập cá nhân và thuế bất động sản được thông qua từ năm 2017. Dự luật cũng bao gồm các cam kết tranh cử năm 2024 của ông Trump như miễn thuế đối với tiền boa, tiền làm thêm giờ và lãi suất vay mua ô tô.
Để bù đắp khoản hụt thu ngân sách, Đảng Cộng hòa đề xuất bãi bỏ hoặc rút ngắn thời hạn của các khoản tín dụng thuế năng lượng sạch, giúp giảm chi phí phần thuế xuống khoảng 3.800 tỉ USD. Một điểm nổi bật là cắt giảm gần 700 tỉ USD chi tiêu cho chương trình Medicaid trong 10 năm. Văn phòng Ngân sách Quốc hội Mỹ (CBO) ước tính khoảng 8,6 triệu người có thể mất quyền tiếp cận chương trình này.
Dự luật cũng đề xuất tăng chi cho quốc phòng, an ninh quốc gia (đặc biệt liên quan đến nhập cư), cải tổ chương trình vay sinh viên và một số chính sách an sinh xã hội khác.
Sau khi "qua cửa" Hạ viện, Dự luật sẽ được đưa lên Thượng viện – nơi cũng do Đảng Cộng hòa kiểm soát – để xem xét và có thể sửa đổi rồi thông qua trước khi được Tổng thống Trump ký ban hành.
Tổng thống Trump mô tả đây có thể là dự luật quan trọng nhất từng được ký trong lịch sử Mỹ. Tuy nhiên, có nhiều tranh cãi xung quanh dự luật này và một trong số đó liên quan tới chênh lệch giàu nghèo trong xã hội Mỹ.
CNN dẫn một phân tích mới từ Oxfam cho thấy, bất chấp cơn hỗn loạn ngắn ngủi trên thị trường hồi đầu tháng 4, 10 người Mỹ giàu nhất vẫn kiếm thêm tổng cộng 365 tỷ USD trong năm qua, tương đương 1 tỷ USD mỗi ngày.
Ngược lại, một người lao động Mỹ trung bình kiếm được hơn 50.000 USD vào năm 2023. Oxfam tính toán rằng 10 lao động có thu nhập trung bình sẽ phải mất 726.000 năm mới kiếm được số tiền tương đương với mức tăng tài sản của nhóm siêu giàu này.

Báo cáo được công bố trong bối cảnh Quốc hội Mỹ đang tranh luận về một dự luật thuế mới được cho là sẽ mang lại lợi ích lớn cho người giàu, đồng thời cắt giảm gần 1.000 tỷ USD từ các chương trình an sinh xã hội hiện có.
“Tài sản của giới tỷ phú đã tăng vọt trong khi người lao động bình thường vẫn chật vật với cuộc sống”, Rebecca Riddell, chuyên gia chính sách của Oxfam Mỹ, nhận định.

Để đo lường mức tăng trưởng của những người giàu nhất, Oxfam đã dựa trên danh sách tỷ phú theo thời gian thực của Forbes từ cuối tháng 4/2024 đến cuối tháng 4/2025.
Elon Musk, người giàu nhất thế giới và là CEO của hãng xe điện Tesla, chiếm hơn một nửa tổng số tiền kiếm thêm được. Giá trị tài sản ròng của Musk tăng thêm 186,1 tỷ USD trong khoảng thời gian đó.

Trong khi đó, đối với Mark Zuckerberg – CEO Meta, và Rob Walton – người thừa kế chuỗi bán lẻ Walmart, giá trị tài sản ròng của mỗi người tăng thêm 38,7 tỷ USD.
“Huyền thoại” đầu tư Warren Buffett đã kiếm được 34,8 tỷ USD, trong khi Jim Walton – cũng là người thừa kế Walmart – thu về 36,5 tỷ USD. Một số tỷ phú như nhà đồng sáng lập Google, Larry Page và Sergey Brin, thì chứng khiến giá trị tài sản ròng giảm.
Oxfam lập luận rằng dự luật của Đảng Cộng hòa sẽ càng gây bất lợi cho dân thường và có lợi cho những người giàu có nhất.
“Chúng ta đang chứng kiến một bộ luật thuế được thiết kế để tạo ra tỷ phú nghìn tỷ đầu tiên trên thế giới”, Riddell nói, ám chỉ tỷ phú nghìn tỷ đầu tiên có thể là Elon Musk.
Oxfam phát hiện ra rằng mức thuế 3% đối với tài sản trên 1 tỷ USD sẽ thu về 50 tỷ USD chỉ từ 10 người Mỹ giàu nhất. Con số này đủ để hỗ trợ lương thực trong 1 năm cho 22,5 triệu người.

Dự luật do Đảng Cộng hòa đề xuất và được Hạ viện Mỹ thông qua mang tên One Big Beautiful Bill Act. Dự luật này nhằm gia hạn vĩnh viễn phần lớn các khoản giảm thuế cá nhân trong Đạo luật Cắt giảm Thuế năm 2017 dưới nhiệm kỳ đầu của Tổng thống Donald Trump, đồng thời giảm thuế đối với tiền tip và làm thêm giờ.
Theo Văn phòng Ngân sách Quốc hội (CBO), dự luật này sẽ tăng thu nhập khả dụng bình quân cho các hộ gia đình, nhưng lợi ích phân bổ không đều. Theo CBO, đến năm 2033, 10% hộ thu nhập thấp nhất sẽ giảm 4% thu nhập thực vì trợ cấp xã hội bị cắt giảm, trong khi 10% hộ thu nhập cao nhất sẽ tăng 2% do thuế thấp hơn.
Mô hình Ngân sách Penn Wharton dự báo GDP Mỹ sẽ tăng 0,5% trong 10 năm và 1,7% trong 30 năm nếu dự luật được triển khai, nhờ tăng tiết kiệm và nguồn cung lao động. Tuy nhiên, mô hình cũng chỉ ra rằng 65% tổng giá trị lợi ích từ đạo luật sẽ rơi vào 10% người giàu nhất. Trong khi đó, mỗi hộ gia đình thuộc 20% top dưới có thể thiệt hại khoảng 1.035 USD vào năm 2026 do cắt giảm các chương trình an sinh như Medicaid và tem phiếu thực phẩm.

Kent Smetters, giáo sư kinh tế tại Đại học Pennsylvania, ước tính giới giàu nhất sẽ được giảm thuế khoảng 3.100 tỷ USD trong 10 năm. Ông lưu ý rằng nhóm này hiện đang đóng khoảng 70% tổng thuế thu nhập và thuế an sinh xã hội liên bang.
Thượng nghị sĩ đảng Dân chủ Elizabeth Warren chỉ trích đạo luật là “món quà thuế khổng lồ cho giới siêu giàu”. Người lao động cần hỗ trợ, không phải các tỷ phú giàu thêm mỗi ngày, bà nhấn mạnh.
Nhà Trắng phản bác lập luận trên và cho rằng chương trình thuế của ông Trump giúp người Mỹ “phát triển mạnh mẽ”.
Phát ngôn viên Nhà Trắng Kush Desai nói: “Bất bình đẳng về tài sản ở Mỹ thực sự đã giảm lần đầu tiên sau nhiều thập kỷ trong nhiệm kỳ đầu tiên của Tổng thống Trump. Kết quả này là nhờ chương trình nghị sự kinh tế của tổng thống về cắt giảm thuế, giảm thủ tục hành chính, sản xuất năng lượng trong nước và thuế quan. Dự luật mới sẽ mang lại nhiều chính sách thành công để khôi phục thịnh vượng cho người dân Mỹ nói chung”.

Cuộc tranh luận diễn ra giữa lúc nợ công Mỹ vượt 36.000 tỷ USD và xếp hạng tín nhiệm của Mỹ vừa bị Moody’s hạ cấp lần đầu tiên kể từ năm 1917. Nguyên nhân chính là tốc độ tăng nợ nhanh và chi phí lãi vay cao.
Chính quyền ông Trump cho rằng dự luật sẽ giảm chi tiêu và không làm tăng thâm hụt ngân sách. Tuy nhiên, Moody’s không tin các đề xuất hiện tại sẽ giúp giảm chi tiêu bắt buộc trong dài hạn.
Ủy ban Ngân sách Liên bang Có trách nhiệm (CRFB) cảnh báo rằng dự luật sẽ làm tăng thêm 3.300 tỷ USD vào nợ công trong 10 năm, bao gồm cả lãi vay. Con số này có thể lên tới 5.200 tỷ USD nếu các điều khoản tạm thời trở thành vĩnh viễn.
CBO ước tính luật này sẽ khiến nợ quốc gia tăng thêm 3.800 tỷ USD, tiềm ẩn rủi ro đẩy lạm phát lên và khiến lãi suất tiếp tục tăng trong ngắn hạn.
Nguồn: Tổng hợp
Nhịp sống Thị trường
CÙNG CHUYÊN MỤC

Sẽ ra sao nếu tất cả nhân loại cùng sống trong một tòa nhà chọc trời?
08:40 , 24/05/2025