Một quốc gia châu Á ‘chật vật’ với bão giá gạo do nguồn cung khan hiếm: Vì sao giải phóng kho dự trữ, tăng cường nhập khẩu vẫn không thể giảm?

Ảnh minh họa
Dù đã giải phóng kho dự trữ gạo và nới lỏng hạn chế nhập khẩu, tuy nhiên đà tăng của giá gạo tại Nhật Bản không hề có dấu hiệu suy giảm.
- 14-05-2025Việt Nam có thủ phủ sầu riêng mới sau sáp nhập tỉnh thành, diện tích trồng chiếm 1/4 cả nước
- 14-05-2025Mỹ vừa chi hơn 3 tỷ USD 'chốt đơn' một mặt hàng của Việt Nam: Nước ta xuất khẩu thứ 2 thế giới, được ông Trump miễn trừ khỏi thuế đối ứng
- 12-05-2025Mỹ bất ngờ săn lùng một 'mỏ vàng' đắt đỏ của Việt Nam: Nước ta xuất khẩu bằng cả thế giới cộng lại, thu về nửa tỷ USD kể từ đầu năm
Những nỗ lực của Nhật Bản nhằm kiểm soát giá gạo - vốn đang tăng cao bằng cách giải phóng kho dự trữ và nới lỏng hạn ngạch nhập khẩu. Tuy nhiên các nhà phân tích cảnh báo rằng giá gạo vẫn sẽ duy trì ở mức cao trong vòng nhiều năm tới.
Giá gạo tại siêu thị vẫn ở mức 4.214 yên/5kg, tương đương 28,5 USD/5kg (quy đổi hơn 700 nghìn đồng/5kg) trong tuần tính đến ngày 4/5 mặc dù trước đó đã giảm lần đầu tiên sau 18 tuần. Mức giá này cao gấp đôi so với giá của một năm trước, theo dữ liệu từ Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản.
Đợt tăng giá liên tục bắt đầu vào mùa hè năm 2024 đã làm rung chuyển ngành thực phẩm. Các cửa hàng tiện lợi đã tăng giá cơm nắm và hộp cơm bento, trong khi các chuỗi cửa hàng cơm thịt bò Matsuya và Yoshinoya đã chuyển sang gạo nhập khẩu hoặc gạo xay để kiểm soát chi phí.
Theo Ogawa Masayuki, một trợ lý giáo sư và là nhà kinh tế nông nghiệp tại Đại học Utsunomiya chia sẻ về một số yếu tố thúc đẩy sự tăng đột biến. Về phía cầu, lượng du lịch nội địa kỷ lục và tình trạng tích trữ gia tăng do lo ngại về động đất đã dẫn đến sự tăng giá. Về phía cung, thời tiết nóng vào năm 2023 đã khiến chất lượng gạo giảm đáng kể.
Do đó, lượng gạo thường được thu thập để làm các mặt hàng chủ lực của Nhật Bản như shochu, miso và bánh gạo đã giảm. Điều này khiến một số nhà sản xuất sử dụng gạo dùng để tiêu thụ trực tiếp cho các sản phẩm chế biến, làm căng thẳng thêm nguồn cung nói chung.
Nhiều yếu tố kết hợp
Seohee Ashley Park, tiến sĩ tại Đại học Tohoku cho biết chính sách gentan kéo dài hàng thập kỷ của Nhật Bản cũng đóng vai trò quan trọng trong việc hạn chế năng lực sản xuất gạo trong nước. Được đưa ra lần đầu tiên vào những năm 1970 để giảm sản lượng lúa thặng dư và bảo vệ thu nhập của nông dân, hệ thống gentan cung cấp trợ cấp cho những người nông dân giảm diện tích đất canh tác lúa và phạt những người không tuân thủ hạn ngạch.
Mặc dù hệ thống này đã chính thức bị bãi bỏ vào năm 2018, nhưng hoạt động này vẫn tiếp diễn cho đến ngày nay khiến hậu quả không mong muốn là hạn chế khả năng ứng phó trước những cú sốc cung đột ngột, góp phần gây ra tình trạng khan hiếm hiện nay.
Bất chấp kỳ vọng rằng thị trường sẽ ổn định vào cuối năm ngoái với vụ thu hoạch mới, giá gạo vẫn tiếp tục tăng cao do dự báo tình trạng thiếu gạo dai dẳng kéo dài đến năm 2025 và động thái đấu giá dự trữ của chính phủ vào đầu năm nay đã không thể hạ giá xuống.
Ogawa cho biết: "Một số nhà phân phối đã giữ lại lượng gạo lớn hơn bình thường để dự đoán giá gạo sẽ tăng trong tương lai", đồng thời lưu ý rằng họ đã mua gạo với giá cao vào mùa thu năm ngoái.
"Do đó, ngay cả khi gạo dự trữ được chính phủ phân phối với giá thấp hơn, giá sẽ không giảm nếu bán trộn với gạo đã mua với giá cao hơn".
Kể từ tháng 3, Nhật Bản đã bán ra hơn 300.000 tấn gạo thông qua 3 phiên đấu giá.
Đây là lần đầu tiên Nhật Bản khai thác kho dự trữ gạo do hạn chế nguồn cung thay vì do thảm họa thiên nhiên kể từ khi thành lập vào năm 1995. Chính phủ cũng cam kết sẽ giải phóng thêm gạo dự trữ hàng tháng cho đến tháng 7.
Nhưng chỉ có một phần nhỏ gạo được đấu giá đến tay các nhà bán lẻ do nhiều yếu tố như sự chậm trễ trong đàm phán và giao hàng. Liên đoàn quốc gia các Hiệp hội hợp tác xã nông nghiệp (Zen-Noh) - nơi đảm bảo hầu hết lượng gạo được đấu giá, thường chuyển hàng cho các nhà bán buôn trước, sau đó những người này sẽ phân phối cho các nhà bán lẻ lớn.
"Quá trình này làm chậm quá trình gia nhập thị trường", Park cho biết. "Ví dụ, dự trữ được phát hành vào tháng 3 mất nhiều tuần để đến được các cửa hàng, điều đó có nghĩa là nó không bù đắp được tình trạng thiếu hụt ngay lập tức".
Tính đến thứ năm, Zen-Noh chỉ mới vận chuyển được 32% trong số 199.270 tấn gạo đã mua trong 2 phiên đấu giá đầu tiên vào tháng 3.
Liên đoàn cho biết vào thứ sáu rằng họ đã vận chuyển 2.000 đến 3.000 tấn gạo mỗi ngày, đồng thời lưu ý rằng các nhà bán buôn đã yêu cầu khoảng 70% lượng gạo họ mua phải được giao vào tháng 7.
Đầu tháng này, Zen-Noh đã cam kết sẽ đẩy nhanh lịch trình vận chuyển để đáp lại lời kêu gọi từ Bộ Nông nghiệp về việc mở rộng nguồn cung cấp gạo.
Vì sao gạo nhập khẩu chưa thể trở thành cứu tinh?
Ngoài việc giải phóng dự trữ, chính phủ Nhật Bản cũng đang xem xét tăng nhập khẩu gạo để ổn định nguồn cung. Nước này đã nhập khẩu gạo từ Hàn Quốc lần đầu tiên sau hơn hai thập kỷ trong tháng 3 và cũng đang cân nhắc mở rộng nhập khẩu gạo từ Mỹ.
Nhật Bản nhập khẩu khoảng 770.000 tấn gạo miễn thuế hàng năm theo thỏa thuận tiếp cận tối thiểu của Tổ chức Thương mại Thế giới. Thuế suất 341 yên/kg được áp dụng cho bất kỳ loại gạo nào vượt quá hạn ngạch này. Mỹ đã cung cấp khoảng 45% lượng gạo miễn thuế này trong năm tài chính vừa qua.
Sato dự đoán giá gạo tại Nhật Bản có khả năng vẫn ở mức cao, trong khi giá các sản phẩm gạo chế biến như bánh quy cũng có thể tăng. Nguyên nhân là khối lượng gạo nhập khẩu từ Mỹ có thể không tăng đủ nhanh để đáp ứng hạn ngạch tiếp cận tối thiểu ngay cả khi các cuộc đàm phán thương mại diễn ra suôn sẻ.
Ogawa cho biết, với việc giá cả tăng vọt dẫn đến việc tăng tiêu thụ các loại gạo hỗn hợp rẻ hơn, mức giá dao động rộng cho các sản phẩm gạo khác nhau, có thể từ 3.800 - 6.500 yên/5kg gạo, có thể kéo dài đến năm 2027.
An ninh tiền tệ
CÙNG CHUYÊN MỤC

Giới kinh doanh nói gì về việc cho phép mua bán xe cũ qua VNeID?
16:35 , 14/05/2025