"Lá hồi sinh": loại rau bán đầy chợ Việt Nam, chỉ 1k - 2k/mớ mà ở Nhật lại được xem trọng vô cùng, còn phải mua từng lá một

Ở chợ Việt, chỉ vài nghìn là mua được cả mớ. Ấy vậy mà tại Nhật Bản, loại "lá hồi sinh" này lại được trân quý đến mức bán theo từng chiếc và mang ý nghĩa văn hoá đặc biệt không ngờ.
- 29-04-2025Ngày làm việc cuối cùng: Người dân ùn ùn rời Hà Nội về quê nghỉ lễ, nhiều tuyến đường bắt đầu đông nghẹt
- 29-04-2025Phát hiện hơn 1.000 trang sức vàng bạc trị giá 10,7 tỷ đồng nằm sâu 3 mét dưới đáy sông
- 29-04-2025Người phụ nữ 67 tuổi tử vong khi đang rửa bát, bác sĩ khuyến cáo: Rửa bát chú ý tránh 3 việc
- 29-04-2025Nữ sĩ quan xinh đẹp kể về quá trình luyện tập dưới cái nắng 36 độ: Sợ nhất là động tác tưởng đơn giản này!
Tía tô (hay Shiso trong tiếng Nhật) không chỉ là một loại rau thơm quen thuộc với người Việt mà còn là "báu vật" trong ẩm thực và văn hoá xứ Phù Tang. Ở đất nước Mặt trời mọc, loại lá này được gọi bằng cái tên đầy trang trọng: "lá hồi sinh". Không phải ngẫu nhiên người Nhật trân trọng từng chiếc lá tía tô đến mức từng có thông tin họ sẵn sàng nhập từ Việt Nam với giá 500 - 700 đồng/lá, trong khi ở quê nhà chúng ta, chỉ với 5k, thậm chí ở nhiều nơi chỉ cần bỏ ra 1k - 2k là đã có thể mua được cả mớ tươi ngon.
Ở Việt Nam, tía tô thường chỉ được xem như rau gia vị, ăn cùng thịt nướng, nấu cháo, làm rau sống ăn kèm hay gỏi... Dù biết nó có công dụng trị cảm, giải độc, làm đẹp da, nhưng vì quá quen thuộc, tía tô dễ bị xếp ngang hàng với những loại rau lành tính khác. Trái lại, ở Nhật, giá trị của tía tô vượt ra ngoài công dụng y học hay ẩm thực. Người dân nơi đây yêu mến tía tô như một phần không thể thiếu trong truyền thống và phong cách sống của họ.

Tía tô và sashimi - cặp đôi không thể tách rời
Nếu từng ăn sashimi tại Nhật hay các nhà hàng chuẩn Nhật, hẳn ai cũng sẽ thấy những chiếc lá xanh tươi được lót kỹ càng dưới từng lát cá sống. Đó chính là Shiso - không chỉ để trang trí cho đẹp mắt, mà còn đóng vai trò "bảo vệ" sức khoẻ. Cá sống tính lạnh, dễ gây khó chịu cho người có cơ địa yếu. Trong khi đó, tía tô lại có tính ấm, vị cay nhẹ, giúp cân bằng nhiệt và phòng cảm lạnh. Thêm vào đó, vị thơm cay của lá giúp át mùi tanh cá, hỗ trợ tiêu hoá, đồng thời có tác dụng sát khuẩn tự nhiên.
Chính vì vậy, ăn sashimi mà thiếu lá tía tô chẳng khác nào thiếu muối trong canh. Điều này cũng lý giải vì sao ở Nhật, chỉ 10 chiếc lá cũng có giá tới 100 yên (khoảng 20k).

Tía tô đỏ trong món mơ muối "quốc dân" của Nhật
Khác với tía tô mặt xanh mặt tím quen thuộc của Việt Nam, Shiso tại Nhật được phân biệt rõ ràng thành hai loại: aoshiso (lá xanh) dùng trong sashimi và akashiso (lá đỏ) xuất hiện nhiều vào mùa hè, không chỉ thơm mà còn có màu đẹp nên thường được tận dụng để làm phẩm nhuộm tự nhiên trong chế biến món ăn.
Trong đó, tía tô đỏ gắn liền với món mơ muối (Umeboshi). Đây là món ăn truyền thống rất đỗi quen thuộc, thường được ăn kèm cơm trắng, pha trà hoặc làm nước uống. Để làm ra mẻ mơ ngon đúng điệu, người Nhật luôn thêm lá tía tô đỏ vào để tạo màu sắc và tăng hương vị. Ngoài tạo màu, tía tô còn giúp bảo quản và tăng tính kháng khuẩn cho món ăn.

Nước ép tía tô - món giải khát mùa hè độc đáo
Vào những ngày nắng oi ả, người Nhật còn chế biến tía tô đỏ thành nước ép shiso - một loại thức uống mát lành có vị chua nhẹ, hơi cay và ngọt dịu. Ly nước ép đỏ rực như rượu vang không chỉ đẹp mắt mà còn giúp thanh nhiệt, thải độc, rất được ưa chuộng vào mùa hè.

Tía tô trong ẩm thực và đời sống văn hoá Nhật Bản
Không chỉ dừng lại ở món sashimi hay mơ muối, tía tô còn góp mặt trong nhiều món ăn truyền thống như shiso maki - lá cuộn với hạt dẻ, vừng và tương miso, thường dùng kèm với trà nóng hoặc rượu sake. Dù không phổ biến với du khách quốc tế, món ăn này lại rất được lòng người bản xứ bởi sự giản dị và mộc mạc.

Lặng lẽ nhưng gắn bó, tía tô hiện diện trong những khoảnh khắc đời thường của người Nhật, từ bữa cơm gia đình đến những nghi lễ truyền thống. Chẳng trách sao họ sẵn sàng trả giá cao để có được từng chiếc lá - không hẳn vì hiếm, mà vì giá trị tinh thần và văn hoá mà nó đại diện.
(Ảnh: kokorocares, Nihonmai.wordpress.com)
Đời Sống Pháp Luật
CÙNG CHUYÊN MỤC
