Không ai ngờ: Mỗi năm người Việt nuốt 49.000 hạt vi nhựa từ vật dụng quen thuộc này
Vi nhựa đang là một trong những vấn đề “nóng” toàn cầu khi các tác hại đến sức khỏe con người ngày càng được củng cố qua nhiều nghiên cứu.
- 14-05-20251 thói quen tưởng vô hại lại có thể giải phóng cả nghìn hạt vi nhựa vào cơ thể: Thấy ở nhiều người Việt
- 09-05-2025Bất ngờ vi nhựa có ngay trong thứ ngọt ngào được ví như “vàng lỏng”: 2 lưu ý để giảm nguy cơ
- 05-05-2025Loại gia vị kích thích vị giác nhưng ẩn chứa nhiều vi nhựa 'vô hình': Người Việt ăn gấp đôi khuyến cáo
Bác sĩ Nguyễn Huy Hoàng – Trung tâm Oxy cao áp Việt - Nga (Bộ Quốc phòng) – cho biết vi nhựa (microplastics) là các mảnh nhựa nhỏ có kích thước <5mm, trong đó hạt nano (nanoplastics) có khả năng thẩm thấu sinh học rất cao.
Vi nhựa hiện diện ở khắp nơi – từ đỉnh Everest đến đáy đại dương, trong không khí, nước uống và thậm chí cả mô người.
Việc chúng ta ăn, uống, hít thở và sử dụng các sản phẩm tiêu dùng trong môi trường hiện đại đồng nghĩa với việc liên tục phơi nhiễm vi nhựa – có thể lên tới hàng trăm nghìn hạt mỗi năm.
Một trong những dụng cụ con người sử dụng hằng ngày có thể khiến cơ thể “nuốt” vi nhựa là bàn chải đánh răng và chỉ nha khoa, theo bác sĩ Huy Hoàng.
Vi nhựa trong bàn chải và chỉ nha khoa
Theo bác sĩ Huy Hoàng, vi nhựa trong bàn chải đánh răng chủ yếu đến từ phần lông bàn chải, thường được làm từ nylon hoặc PET (Polyethylene Terephthalate), trong khi tay cầm làm từ PP (Polypropylene).
Quá trình sử dụng tạo ma sát khiến lông mòn, phát sinh từ 30–120 hạt vi nhựa/chiếc. Ước tính, một người có thể nuốt vào khoảng 49.000 hạt/năm chỉ từ việc đánh răng.

Bàn chải đánh răng có nhiều vi nhựa (ảnh AI tạo).
Tương tự, chỉ nha khoa cũng được xác định là “thủ phạm” khiến cơ thể hấp thụ vi nhựa. Loại chỉ này thường được làm từ nylon hoặc PTFE (Teflon) – loại nhựa chứa PFAS, khi kéo qua các kẽ răng chặt có thể bị xơ, đứt, tạo ra các mảnh nhỏ trong miệng.
Bác sĩ Huy Hoàng cảnh báo PFAS là “hóa chất vĩnh cửu” – có khả năng tích lũy lâu dài trong cơ thể, gây ung thư, rối loạn miễn dịch và nội tiết.
Vi nhựa ảnh hưởng ra sao đến sức khỏe?
Thuật ngữ “microplastic” được đề cập lần đầu vào năm 2004, nhưng đến những năm 2010, các nghiên cứu mới bắt đầu làm rõ quy mô và ảnh hưởng tiềm tàng của chúng.
Năm 2018, các nhà khoa học phát hiện vi nhựa trong mẫu phân người; đến năm 2022, chúng xuất hiện trong máu người – dấy lên mối lo ngại nghiêm trọng trong giới y khoa.
Bác sĩ Huy Hoàng cho biết vi nhựa có thành phần chính là polyme, nhưng thường chứa hàng trăm phụ gia như BPA, phthalates, chất tạo màu, chất chống cháy… Nhiều hóa chất trong đó đã được xác định hoặc nghi ngờ là chất rối loạn nội tiết, độc thần kinh hoặc gây ung thư.
Ngoài ra, bề mặt vi nhựa còn hấp phụ các chất độc môi trường như kim loại nặng (chì, thủy ngân), polychlorinated biphenyls – một nhóm hợp chất clo hóa tổng hợp rất độc hại.
Nhiều nghiên cứu cho thấy vi nhựa có thể gây:
- Viêm và stress oxy hóa, làm tổn thương tế bào ruột, gan, phổi.
- Rối loạn hệ vi sinh vật đường ruột, ảnh hưởng tiêu hóa và miễn dịch.
- Ảnh hưởng sinh sản, làm giảm chất lượng tinh trùng, rối loạn hormone nữ.
Đáng chú ý, theo bác sĩ Huy Hoàng, các nghiên cứu gần đây cũng chỉ ra mối liên hệ giữa vi nhựa và nguy cơ ung thư, đặc biệt là ruột già, gan, phổi – do vi nhựa xâm nhập qua đường ăn uống và hô hấp.
- Năm 2022: Vi nhựa được phát hiện trong máu của 77% người tham gia nghiên cứu tại Hà Lan.
- Năm 2023: Vi nhựa xuất hiện trong mô phổi sống qua các ca phẫu thuật.
- Năm 2024: Một nghiên cứu cho thấy vi nhựa hiện diện trong mạch vành của người tử vong do nhồi máu cơ tim – đặt ra yêu cầu khẩn cấp về việc đánh giá tác động của vi nhựa đối với bệnh tim mạch.
Làm sao để giảm tiếp xúc với vi nhựa?
Theo các chuyên gia, để giảm lượng vi nhựa nạp vào cơ thể, cần lưu ý:
- Hạn chế sử dụng đồ nhựa dùng một lần.
- Tránh đựng đồ ăn nóng trong hộp xốp, nhựa, không tái sử dụng chai nhựa nhiều lần.
- Tránh các sản phẩm chăm sóc cá nhân có chứa microbeads (hạt nhựa có kích thước siêu nhỏ dưới 1mm), như sữa rửa mặt, kem đánh răng.
- Ưu tiên bàn chải tre, chỉ nha khoa không chứa PTFE/PFAS.
Đời sống & pháp luật