Khác biệt triết lý "lấy khách hàng làm trọng tâm" của Techcombank nhìn từ "Sinh Lời Tự Động”
“Techcombank Sinh Lời Tự Động” đang tạo được dấu ấn, không chỉ với khách hàng của riêng Techcombank mà còn với cả ngành tài chính ngân hàng.
Hãy tưởng tượng, bạn có 20 triệu đồng trong tài khoản thanh toán, đủ để chi tiêu hàng tháng nhưng không đủ lớn để gửi tiết kiệm dài hạn. Tiền nằm đó, chẳng sinh lời, chỉ chờ đến ngày được rút ra. Rồi một ngày, bạn phát hiện ra rằng số tiền ấy có thể tự "làm việc", mang về lợi nhuận nhỏ mỗi ngày mà bạn vẫn tự do chi tiêu như bình thường. Số tiền lợi nhuận được trả hàng tháng, có thể đủ đển bạn mua một cốc café sang chảnh. Và hình dung số tiền lời sau 1 năm có thể đạt 1,6 triệu đồng, đủ để chi trả cho một chuyến đi chơi cuối tuần mà không làm gì thêm.
Nếu số dư lớn hơn là 100 triệu đồng, con số đó sẽ lên tới 4 triệu đồng sau 1 năm. Trong khi mọi nhu cầu chi tiêu của bạn vẫn hoàn toàn được đáp ứng, không có gì thay đổi.
Đó chính là điều Techcombank đã làm được với "Techcombank Sinh Lời Tự Động" – một sản phẩm ra mắt vào tháng 1/2024, sau 1 năm đã thu hút hơn 3,3 triệu người dùng.

Trong một ngành ngân hàng nơi "lấy khách hàng làm trọng tâm" là câu nói quen thuộc, Techcombank chứng minh triết lý này không chỉ là lời hứa, mà là hành động cụ thể. Vậy, điều gì khiến "Techcombank Sinh Lời Tự Động" khác biệt, và tại sao Techcombank được xem là người dẫn đầu trong câu chuyện này?
Nghe khách hàng để làm nên khác biệt
Chị Lan Anh, một chủ cửa hàng thời trang ở TP.HCM, từng nghĩ rằng số dư vài triệu đồng trong tài khoản chỉ là "tiền lẻ" để chi tiêu. "Tôi bận rộn với việc nhập hàng, trả nhà cung cấp, chẳng có thời gian nghĩ đến tiết kiệm," chị chia sẻ. Mọi thứ thay đổi khi chị thử kích hoạt "Techcombank Sinh Lời Tự Động" trên ứng dụng Techcombank Mobile. Chỉ sau một tháng, số dư 10 triệu đồng của chị đã sinh ra thêm vài chục nghìn đồng – không nhiều, nhưng đủ để chị cảm thấy tiền của mình "đang làm việc". Quan trọng hơn, chị vẫn có thể rút tiền bất kỳ lúc nào mà không lo mất lãi.
Câu chuyện của chị Lan Anh không phải cá biệt. Với hơn 3,3 triệu người dùng, "Techcombank Sinh Lời Tự Động" đã chạm đến nhu cầu thực tế: làm sao để tiền nhàn rỗi sinh lời mà không cần cam kết kỳ hạn hay số dư tối thiểu.

Trong khi nhiều ngân hàng yêu cầu số dư từ 10 triệu đồng trở lên để hưởng lãi, Techcombank cho phép mọi số dư – dù chỉ 1 đồng – được hưởng lợi suất lên đến 4%/năm, gấp 80 lần so với tài khoản không kỳ hạn thông thường. Đây là một bước đi táo bạo, thể hiện sự thấu hiểu rằng mỗi khách hàng, từ sinh viên, freelancer đến doanh nhân, đều có cách sử dụng tiền khác nhau.
Tiên phong nhưng không vội vã
Khi sản phẩm "Techcombank Sinh Lời Tự Động" ra mắt vào đầu năm 2024, Techcombank đã đi trước một bước so với nhiều ngân hàng khác tại Việt Nam. Các sản phẩm tương tự từ các nhà băng chỉ xuất hiện sau đó, cho thấy Techcombank không chỉ nhạy bén với xu hướng mà còn sẵn sàng đầu tư để dẫn đầu.
Techcombank là ngân hàng hiếm hoi công khai con số đầu tư cho công nghệ, khoản đầu tư lên tới 300 triệu USD từ 2016-2020 và kế hoạch chi thêm 500 triệu USD từ 2021-2025. Một nền tảng hạ tầng công nghệ mạnh mẽ, hiện đại giúp Techcombank vận hành hệ thống mượt mà, triển khai các tính năng mới nhanh chóng.
Một điểm đáng chú ý là Techcombank không chỉ dừng ở việc cung cấp sản phẩm. Ngân hàng đã dành 18 tháng thử nghiệm để hoàn thiện "Techcombank Sinh Lời Tự Động", đảm bảo tính năng này không chỉ tiện lợi mà còn đáng tin cậy. Việc tích hợp công nghệ AI để gợi ý thời điểm kích hoạt hoặc báo cáo lợi nhuận trực quan cũng cho thấy nỗ lực cá nhân hóa trải nghiệm người dùng.
Kết quả là một ứng dụng Techcombank Mobile với tốc độ xử lý giao dịch chỉ trong 1 giây, cho phép khách hàng kích hoạt tính năng, kiểm tra lợi nhuận và chi tiêu mà không gặp bất kỳ trở ngại nào.
Techcombank cũng tiên phong trong việc ứng dụng AI và dữ liệu lớn. Với hơn 45 mô hình máy học tiên tiến trên nền tảng Databricks, ngân hàng phân tích hành vi khách hàng để đưa ra các gợi ý tài chính cá nhân hóa, như chương trình "Lead Allocation Curated Engine (LACE)" giúp tối ưu hóa phân bổ khách hàng tiềm năng. Điều này không chỉ tăng hiệu quả kinh doanh mà còn giúp khách hàng nhận được các giải pháp tài chính đúng lúc, đúng nhu cầu.
Thay đổi cách người Việt nghĩ về tiền
"Techcombank Sinh Lời Tự Động" không chỉ là một sản phẩm tài chính, mà còn là một cách để Techcombank khuyến khích người Việt quản lý tiền thông minh hơn.
Làn sóng thanh toán không dùng tiền mặt bùng nổ tại Việt Nam đã khiến lượng tiền để trong tài khoản thanh toán ngân hàng liên tiếp lập kỷ lục. Trong vòng 5 năm qua, số dư tiền gửi thanh toán của cá nhân đã tăng 2,7 lần và đạt gần 1,2 triệu tỷ đồng, trong khi số tài khoản thanh toán cũng tăng 2,3 lần lên gần 200 triệu tài khoản. Số tiền nhàn rỗi của khách hàng cá nhân đã lớn đến mức mà có lẽ bất kỳ ai cũng bắt đầu suy nghĩ đến việc phải khiến nó "bận rộn" hơn.
Sau Techcombank, hàng loạt nhà băng khác cũng đã triển khai sản phẩm tương tự, cho thấy hiệu ứng lan tỏa mạnh mẽ. Rõ ràng "Techcombank Sinh Lời Tự Động" đã tạo được dấu ấn, không chỉ với khách hàng của riêng Techcombank mà còn với cả ngành ngân hàng.

Làn sóng này cũng khiến nhiều người nghĩ đến hiệu ứng mà Techcombank từng tạo ra cách đây gần 10 năm. Cuối năm 2016 khi triển khai "Zero Fee", miễn phí hầu hết giao dịch trực tuyến như chuyển khoản, thanh toán hóa đơn,…, Techcombank đã thay đổi hoàn toàn quan niệm giá cả, chi phí khi sử dụng dịch vụ ngân hàng. Thành công của Techcombank trong chương trình này đã tạo ra hiệu ứng lan tỏa, khiến nhiều ngân hàng khác trên thị trường cũng triển khai miễn phí dịch vụ để cân bằng cạnh tranh. Và cho đến nay, bạn có lẽ sẽ rất khó để bắt gặp ứng dụng ngân hàng nào thu tiền giao dịch chuyển khoản như cách đây 10 năm.
"Techcombank Sinh Lời Tự Động" là minh chứng cho thấy triết lý "lấy khách hàng làm trọng tâm" của Techcombank không chỉ là khẩu hiệu. Với một thao tác duy nhất là bật "Sinh Lời Tự Động", bất kỳ ai cũng có thể bắt đầu để tiền "tự làm việc". Họ cũng làm được điều mà nhiều ngân hàng khác đang còn cố gắng: chú trọng từng tiểu tiết, mang lại giá trị thực tế, dễ tiếp cận và phù hợp với từng khách hàng.
An ninh tiền tệ
CÙNG CHUYÊN MỤC
