Hai quốc gia châu Á bỏ xa các siêu cường sản xuất như Trung Quốc và Mỹ trong lĩnh vực cả thế giới khao khát: Cuộc sống "viễn tưởng" chưa bao giờ gần đến thế

Câu hỏi đặt ra là liệu cục diện sẽ thay đổi thế nào trước quyết tâm mãnh liệt từ các nước lớn.
- 12-09-2023Sở hữu hệ thống tàu điện ngầm khiến thế giới trầm trồ, Nhật Bản bước lên "tầm cao mới" khi làm đường tàu chạy thẳng lên đỉnh núi Phú Sĩ
- 12-09-2023Rắc vàng "fake" xuống lòng sông rồi tung tin cơn sốt vàng, người đàn ông lập tức bị cảnh sát bắt giữ: Cái giá của việc sống ảo
- 12-09-2023Máy bay chở khách “Made in China” đắt như tôm tươi, nhận hơn 1.000 đơn đặt hàng, chấm dứt kỷ nguyên thống trị của Airbus và Boeing?
Trong nhịp độ sản xuất toàn cầu, Hàn Quốc đã thiết lập được một cột mốc đáng chú ý. Đó là cứ 10.000 công nhân thì sẽ có 1.000 robot hỗ trợ. Trong khi đó, Singapore đang đạt mốc 670 robot, Trung Quốc đứng thứ 5 với 322 robot và Mỹ xếp thứ 7 với 274 robot. Như vậy, Hàn Quốc đang giữ vị trí dẫn đầu mà nhiều quốc gia khao khát. Sự hiện diện của robot cũng đang khiến "cuộc sống viễn tưởng" đang trở nên gần hơn bao giờ hết.
Đằng sau con số thống kê ấn tượng này của Hàn Quốc là cả nỗ lực không ngừng nghỉ. Đây là quốc gia nổi tiếng phát triển robot thông qua các sáng kiến đa dạng.
Đặc biệt, các gã khổng lồ công nghệ Hàn Quốc như LS Mtron, Doosan Robotics và Hyundai Robotics đã đi đầu trong việc sản xuất robot công nghiệp phục vụ cho nhiều ngành sản xuất khác nhau, từ máy móc đến điện tử và ô tô. Sản phẩm của họ bao gồm các loại cánh tay robot và hệ thống tự động hoá để nâng cao hiệu quả và năng suất sản xuất.

Ảnh: Wonderful Engineering
Ngoài robot công nghiệp truyền thống, Hàn Quốc còn là quốc gia tiên phong trong lĩnh vực robot cộng tác, hay còn gọi là cobot, để cùng làm việc hài hoà và an toàn với con người. Các công ty như Hanwha Robotics và Techman Robot đã đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất cobot, từ đó tích hợp liền mạch vào dây chuyền lắp ráp.
Chính phủ đóng vai trò như “chân vịt”, hỗ trợ tài chính và khuyến khích thúc đẩy các hoạt động nghiên cứu, phát triển trong lĩnh vực sản xuất robot. Môi trường thuận lợi này không chỉ làm tăng tính cạnh tranh và còn đẩy nhanh tiến bộ công nghệ.
Các trường đại học và cơ sở nghiên cứu của Hàn Quốc nhiệt tình nghiên cứu và phát triển robot, dẫn đến sự thay đổi nhanh chóng của công nghệ. Nhờ đó, Hàn Quốc trở thành đối thủ đáng gờm trên trường xuất khẩu robot quốc tế.

Ảnh: Wonderful Engineering
Song, những làn gió mới cũng đang thổi qua lĩnh vực sản xuất robot toàn cầu. Các doanh nghiệp mới nổi và những dòng sản phẩm mới đang làm thay đổi cục diện. Theo Liên đoàn Robot Quốc tế (IFR), Trung Quốc đang đẩy mạnh tỷ lệ sử dụng robot mới.
Tỷ lệ sử dụng robot thực tế của Trung Quốc tăng vọt 850%, vượt xa tỷ lệ 450% của Hàn Quốc. Câu hỏi đặt ra là liệu Trung Quốc có sớm vượt mặt quốc gia dẫn đầu hiện tại hay không.
Khả năng là rất lớn, vì Trung Quốc cung cấp nguồn tài chính đáng kể ở cấp quốc gia và cấp tỉnh để hỗ trợ ứng dụng robot và công nghệ tự động hoá. Nước này đặt mục tiêu nâng mức sử dụng tăng gấp 10 lần vào năm 2025. Với những mục tiêu và khoản đầu tư to lớn, Trung Quốc sẵn sàng thách thức ngôi dẫn đầu của Hàn Quốc trên toàn cầu.
Theo Wonderful Engineering
Nhịp Sống Thị Trường
- Nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới lập kỷ lục GDP tăng gấp đôi sau 10 năm, dự đoán vượt Đức, Nhật Bản trong vòng 2 năm tới
- Buồn của nền kinh tế từng lớn thứ 2 thế giới nhưng bị Trung Quốc, Đức vượt mặt: Vừa thoát trì trệ hàng thập kỷ nay lại rơi vào tình cảnh chưa từng có – chuyện gì đang xảy ra?
- Buồn của nền kinh tế số 1 châu Âu: Vừa thoát mác ‘người bệnh’ nay lại đứng trên bờ vực suy thoái, muốn đuổi kịp Mỹ, Trung Quốc trong kỷ nguyên mới nhưng khó đủ đường
- Hai vạn lệnh trừng phạt dội vào nền kinh tế, Nga lung lay nhưng không bấp bênh: Bài toán ngày một cấp bách với ông Trump
- Buồn của nền kinh tế số 1 châu Á: Thành phố công nghiệp top đầu chìm vào ‘giấc ngủ’, hàng loạt nhà máy đóng cửa, người trẻ lũ lượt di cư bỏ lại nhà cửa trống rỗng