Đột quỵ thường “để mắt” tới những người ngủ kiểu này, kể cả khi họ ngủ 8 tiếng/đêm
Những thói quen xấu khi ngủ có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ của mỗi người.
- 14-05-2025"Cố mở mắt và tự nhủ: Mình phải sống”: Lời kể của cô gái 27 tuổi bị đột quỵ lúc 3h sáng khiến nhiều người trẻ phải xem lại cách mình đang sống
- 14-05-2025Ung thư rất 'sợ' 1 loại nước rẻ tiền, uống hàng ngày còn giúp đẩy lùi đột quỵ, đánh tan mỡ máu
- 11-05-2025Loại quả thân quen hóa ra là “thuốc” chống rụng tóc, kích thích mọc tóc cực đỉnh, phòng cả đột quỵ
Đột quỵ là một tai biến nguy hiểm, xảy ra khi nguồn máu cung cấp cho não bị gián đoạn hoặc suy giảm. Lúc này, tế bào não có thể bị chết đi do thiếu oxy và chất dinh dưỡng, từ đó dẫn tới những hậu quả nặng nề với sức khỏe.
Để phòng ngừa đột quỵ, người ta đã tìm hiểu những yếu tố nguy cơ. Giấc ngủ và những thói quen liên quan tới giấc ngủ là một trong số những yếu tố có thể dẫn tới tình trạng cấp cứu y tế nguy hiểm này.
Theo thông tin trên Mirror, những người đi ngủ và thức dậy vào những thời điểm khác nhau mỗi ngày có nguy cơ đột quỵ cao hơn những người đi ngủ và thức dậy vào một giờ cố định mỗi ngày. Xu hướng này được ghi nhận ở cả những người ngủ đủ giấc (8 tiếng/đêm).
Giờ ngủ thất thường làm tăng nguy cơ đột quỵ
Nghiên cứu được Mirror trích dẫn được thực hiện bởi Đại học Ottawa (Canada). Nghiên cứu nhận định việc ngủ đủ giấc mỗi đêm là chưa đủ để đảm bảo sức khỏe nếu chúng ta đi ngủ và thức dậy vào những thời điểm khác nhau mỗi ngày. Jean-Philippe Chaput, tác giả chính của nghiên cứu, cho biết: “Chúng ta nên cố gắng đi ngủ và thức dậy vào cùng một thời điểm mỗi đêm và mỗi sáng, kể cả vào cuối tuần. Nếu không thể thực hiện đúng giờ, cũng chỉ nên giữ khoảng chênh lệch là 30 phút so với thời gian cố định”.

Giờ ngủ thất thường có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ (Ảnh: Getty)
“Thời gian ngủ và thức dậy giữa các ngày chênh lệch nhau hơn 1 tiếng được xem là giấc ngủ thất thường, ngủ không đúng giờ giấc. Điều này có thể gây ra những tác động tiêu cực đến sức khỏe”, vị chuyên gia nói thêm.
Theo đó, những người có giờ đi ngủ thất thường có nguy cơ gặp các biến cố tim mạch và đột quỵ cao hơn 25% so với nhóm ngủ đúng giờ.
Chaput cũng lưu ý, đi ngủ và thức dậy đúng giờ trong suốt cả năm là điều không phải dễ dàng. Việc ngủ thất thường xảy ra vào 1 hoặc 2 ngày mỗi tuần có thể không gây hại cho sức khỏe. Nhưng nếu việc làm này diễn ra liên tục 5 hoặc 6 ngày mỗi tuần sẽ gây ra nhiều rắc rối.
“Nếu bạn cần ngủ bù vào cuối tuần do thiếu ngủ trong tuần thì việc đi ngủ sớm tốt hơn là ngủ nướng. Hãy cố gắng thức dậy vào cùng một thời điểm, kể cả vào thứ Bảy và Chủ Nhật”, Chaput nhắn nhủ.
Cách duy trì thói quen đi ngủ đúng giờ
Báo Sức khỏe và Đời sống thông tin để duy trì thói quen đi ngủ đúng giờ, mọi người nên làm những điều sau đây:
- Xác định thời gian ngủ hợp lý: Dựa trên thời gian bạn cần thức dậy, trừ đi 8 tiếng để xác định thời gian đi ngủ phù hợp.
- Tạo môi trường ngủ lý tưởng: Giữ phòng ngủ yên tĩnh, mát mẻ và tối để hỗ trợ chất lượng giấc ngủ.
- Tránh ăn uống và sử dụng thiết bị điện tử trước khi ngủ: Hạn chế ăn uống quá no, đặc biệt là sử dụng caffeine, rượu, và thiết bị điện tử gần giờ đi ngủ.
- Thiết lập thói quen thư giãn: Thực hiện các hoạt động nhẹ nhàng như đọc sách hoặc thiền trước khi đi ngủ để giúp cơ thể thư giãn.
- Hạn chế ngủ ngày: Tránh ngủ trưa quá lâu để không ảnh hưởng đến giấc ngủ ban đêm.
(Nguồn: Mirror, báo Sức khỏe và Đời sống)
Đời sống pháp luật
CÙNG CHUYÊN MỤC

HLV đội vô địch Thái Lan chỉ đạo Bunmathan đối phó riêng Quang Hải
22:32 , 14/05/2025