MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Cuộc đời rực rỡ của Gillian Lynne: Từ cô bé bị trường từ chối dạy trở thành vũ công huyền thoại, bước ngoặt cuộc đời từ câu nói của bác sĩ và tình yêu thương của mẹ

26-05-2025 - 00:16 AM | Sống

Gillian Lynne là minh chứng sống cho câu nói "Không gì là không thể" và câu chuyện cuộc đời bà đã thành nguồn cảm hứng cho nhiều bậc cha mẹ trong hành trình dạy dỗ con cái.

Không ai muốn con mình sinh ra là một đứa trẻ bất bình thường. Nếu con là một đứa trẻ lành lặn, đó là một món quà vô giá. Nhưng nếu những năm tháng đầu đời, đứa trẻ ấy chẳng may mắc khiếm khuyết cơ thể, mang căn bệnh nào đó khó chữa, hoặc nảy sinh vấn đề ảnh hưởng đến cuộc sống tương lai, thì hẳn cha mẹ sẽ buồn và thất vọng vô cùng.

Gillian Lynne là đứa trẻ khởi đầu thời thơ ấu với khó khăn như thế. Tôi muốn kể cho bạn nghe câu chuyện đầy cảm hứng về người phụ nữ này - người đã chứng minh rằng "khuyết tật học tập" không định nghĩa được tương lai của một đứa trẻ.

Cuộc đời rực rỡ của Gillian Lynne: Từ cô bé bị trường từ chối dạy trở thành vũ công huyền thoại, bước ngoặt cuộc đời từ câu nói của bác sĩ và tình yêu thương của mẹ- Ảnh 1.

Gillian Lynne - biểu tượng huyền thoại của nền nhạc kịch xứ sương mù

Gillian Lynne (tên đầy đủ Dame Gillian Barbara Lynne, sinh năm 1926) là một biên đạo múa, vũ công, diễn viên và đạo diễn sân khấu nổi tiếng người Anh, đặc biệt được biết đến với những đóng góp lớn cho nghệ thuật múa và nhạc kịch. Bà qua đời năm 2018, để lại di sản nghệ thuật đồ sộ ảnh hưởng đến thế giới nhạc kịch và múa đương đại.

Gillian Lynne được nhớ đến như một trong những biên đạo múa vĩ đại nhất của nhạc kịch hiện đại. Những tác phẩm của bà, đặc biệt là Cats The Phantom of the Opera , đã trở thành tác phẩm kinh điển. Bà cũng là nguồn cảm hứng cho nhiều nghệ sĩ trẻ, chứng minh rằng tuổi tác không ngăn cản sự sáng tạo (bà vẫn làm việc đến năm 90 tuổi).

Cuộc đời rực rỡ của Gillian Lynne: Từ cô bé bị trường từ chối dạy trở thành vũ công huyền thoại, bước ngoặt cuộc đời từ câu nói của bác sĩ và tình yêu thương của mẹ- Ảnh 2.
Cuộc đời rực rỡ của Gillian Lynne: Từ cô bé bị trường từ chối dạy trở thành vũ công huyền thoại, bước ngoặt cuộc đời từ câu nói của bác sĩ và tình yêu thương của mẹ- Ảnh 3.

Gillian cống hiến trọn đời cho ánh đèn sân khấu

Sau khi Gillan Lynne mất, nhà hát New London Theatre đã được đổi theo tên bà để vinh danh một biểu tượng có cống hiến vĩ đại, trở thành nhà hát đầu tiên ở West End mang tên một phụ nữ. Vậy làm thế nào Gillian làm được điều đó, khi bà từng bị trường học trả về cho gia đình và bị chẩn đoán mắc chứng tăng động?

"Cô ấy không có bệnh, cô ấy là một vũ công!"

Gillian Lynne sinh ra trong một gia đình trung lưu ở Anh. Từ nhỏ, bà đã thể hiện năng khiếu nghệ thuật, đặc biệt là múa và biểu diễn.

Năm 8 tuổi, Gillian là một cô bé gặp nhiều khó khăn ở trường học. Cô không thể ngồi yên, luôn ngọ nguậy chân tay, kết quả học tập thảm hại, giáo viên phàn nàn cô là đứa trẻ "mất tập trung và phiền phức". Nhà trường kết luận cô mắc chứng khó đọc hoặc rối loạn học tập và đề nghị bố mẹ Gillian chuyển cô đến trường dành cho trẻ em "đặc biệt".

Cuộc đời rực rỡ của Gillian Lynne: Từ cô bé bị trường từ chối dạy trở thành vũ công huyền thoại, bước ngoặt cuộc đời từ câu nói của bác sĩ và tình yêu thương của mẹ- Ảnh 4.

Gillian Lynne từng bị coi là đứa trẻ khó dạy dỗ vì mắc chứng tăng động (Ảnh: The Inspire Haven)

Mẹ Gillian lập tức đưa con gái đến gặp một vị bác sĩ tâm lý giàu kinh nghiệm. Thay vì kết luận cô bị "bệnh" hoặc kê thuốc, vị bác sĩ yêu cầu mẹ cô ra ngoài, rồi bật nhạc và quan sát.

Điều kỳ diệu xảy ra ngay sau đó. Gillian đứng dậy nhảy múa theo điệu nhạc. Cơ thể cô bé chuyển động đầy duyên dáng. Vị bác sĩ kết luận: "Con không bị bệnh, con là một nghệ sĩ!" . Vị bác sĩ thông minh đó đã quan sát và nhận ra rằng Gillian không hề có vấn đề về trí tuệ, chỉ đơn giản là cô bé có năng lượng dồi dào và cần được vận động.

Ông khuyên nên cho cô học múa, và đó chính là bước ngoặt thay đổi cuộc đời Gillian Lynne.

Cuộc đời rực rỡ của Gillian Lynne: Từ cô bé bị trường từ chối dạy trở thành vũ công huyền thoại, bước ngoặt cuộc đời từ câu nói của bác sĩ và tình yêu thương của mẹ- Ảnh 5.
Cuộc đời rực rỡ của Gillian Lynne: Từ cô bé bị trường từ chối dạy trở thành vũ công huyền thoại, bước ngoặt cuộc đời từ câu nói của bác sĩ và tình yêu thương của mẹ- Ảnh 6.

Gillian may mắn có một người mẹ hết lòng yêu thương, giúp cô được sống với đam mê nhảy múa

Năm 1939, Gillian được nhận vào Học viện Múa Hoàng gia Anh (Royal Ballet School) và học cùng với những nghệ sĩ nổi tiếng như Margot Fonteyn. Thế chiến II nổ ra khiến việc học của cô bị gián đoạn. Cô chuyển sang biểu diễn tại các câu lạc bộ giải trí và nhà hát để kiếm sống, rồi trở nên nổi tiếng nhờ tài năng thiên bẩm của mình.

Câu chuyện của Gillian Lynne đã trở thành ví dụ kinh điển trong giáo dục và tâm lý học, minh chứng rằng mỗi đứa trẻ có cách học và phát triển khác nhau. Gillian đã trải qua tuổi thơ bị hiểu lầm nghiêm trọng. Nếu không có vị bác sĩ sáng suốt đó, có lẽ thế giới đã mất đi một thiên tài nghệ thuật.

Chính Gillian cũng từng nói: "Nếu ngày ấy họ cho tôi uống thuốc và bắt ngồi yên, tôi đã không bao giờ trở thành chính mình".

Đến tận bây giờ, ví dụ về Gillian Lynne vẫn thường được nhắc đến như một bài học về việc nuôi dưỡng tài năng khác biệt. Nhờ tình yêu thương mãnh liệt của mẹ Gillian mà cô bé đã không lụi tàn trong bóng tối. Thay vì dán nhãn "bệnh", chúng ta nên tìm ra thế mạnh thực sự của trẻ, và tôn trọng sự khác biệt của chúng trong thế giới đầy màu sắc này.

ADHD là bệnh gì?

Trong cuộc sống hiện đại, trên khắp thế giới vẫn có vô số trẻ em mắc hội chứng ADHD - rối loạn tăng động giảm chú ý. Đây là một rối loạn thần kinh, đặc trưng bởi các triệu chứng khó tập trung, hiếu động thái quá và hành vi bốc đồng. ADHD cũng có thể xảy ra ở người lớn, khiến họ bồn chồn khó ngồi yên và hành xử vượt kiểm soát.

Triệu chứng hiếu động khó tập trung của ADHD khá giống với đam mê nhảy múa, vì vậy nên Gillian Lynne mới bị hiểu lầm là đứa trẻ mắc bệnh. Cách điều trị ADHD thường bao gồm liệu pháp hành vi, liệu pháp tâm lý và thuốc (chất kích thích hoặc thuốc khác).

Cuộc đời rực rỡ của Gillian Lynne: Từ cô bé bị trường từ chối dạy trở thành vũ công huyền thoại, bước ngoặt cuộc đời từ câu nói của bác sĩ và tình yêu thương của mẹ- Ảnh 7.

Cuộc đời rực rỡ của Gillian Lynne: Từ cô bé bị trường từ chối dạy trở thành vũ công huyền thoại, bước ngoặt cuộc đời từ câu nói của bác sĩ và tình yêu thương của mẹ- Ảnh 8.
Cuộc đời rực rỡ của Gillian Lynne: Từ cô bé bị trường từ chối dạy trở thành vũ công huyền thoại, bước ngoặt cuộc đời từ câu nói của bác sĩ và tình yêu thương của mẹ- Ảnh 9.
Cuộc đời rực rỡ của Gillian Lynne: Từ cô bé bị trường từ chối dạy trở thành vũ công huyền thoại, bước ngoặt cuộc đời từ câu nói của bác sĩ và tình yêu thương của mẹ- Ảnh 10.

Gillian đã trải qua vô số thăng trầm cực khổ để chứng minh tài năng, dẹp bỏ định kiến quá khứ rằng cô bị bệnh"

Bài học dành cho cha mẹ từ câu chuyện của nữ vũ công huyền thoại

Marianne Sunderland - chủ sáng lập trang web Homeschooling with Dyslexia - người có kinh nghiệm đồng hành lâu năm với các bậc phụ huynh trong việc giáo dục trẻ em. Cô đã chia sẻ góc nhìn sâu sắc phía sau câu chuyện của Gillian Lynne.

Trong một bài viết trên trang web của mình năm 2019, Marianne nói rằng các bậc cha mẹ hãy xem lại kỳ vọng của mình – đặc biệt khi họ dạy những đứa trẻ "khác biệt", ví dụ như trẻ mắc chứng khó đọc (dyslexia), khó viết (dysgraphia), khó tính toán (dyscalculia) hay tăng động giảm chú ý (ADHD), giống trường hợp của Gillian Lynne.

Nếu con cái chúng ta không học theo cách giống số đông mà tiếp thu theo nhịp độ riêng, bằng phương pháp khác biệt, hoặc hứng thú với học tập thực tế và dễ chán nản với cách dạy truyền thống, có thể chúng là "thần đồng bẩm sinh" trong một lĩnh vực nào đó mà cha mẹ chưa hề biết. Nhiệm vụ của cha mẹ là khai phá năng lực tiềm ẩn bên trong con mình, hiểu rõ chúng muốn gì, cần gì và làm gì.

Cuộc đời rực rỡ của Gillian Lynne: Từ cô bé bị trường từ chối dạy trở thành vũ công huyền thoại, bước ngoặt cuộc đời từ câu nói của bác sĩ và tình yêu thương của mẹ- Ảnh 11.

Là tài năng hay là bệnh, đôi khi chỉ do góc nhìn của người khác (Ảnh: Homeschooling with Dyslexia)

Nếu Gillian Lynne lớn lên ở thời đại bây giờ, cô bé ấy chắc chắn sẽ khiến giáo viên và phụ huynh bối rối. Rất có thể, cô sẽ bị đưa đi khám, chẩn đoán và kê đơn thuốc. Marianne không phán xét những phụ huynh chọn con đường này vì gia đình cô đã từng trải qua giai đoạn tương tự. Tuy nhiên, Marianne nhấn mạnh rằng: Hãy thoát khỏi định kiến "mọi thứ phải như thế này", và tự hỏi liệu kỳ vọng của chúng ta có đang kìm hãm con trẻ?

Câu chuyện của Gillian Lynne gợi mở sự thay đổi về cách giáo dục trẻ ngay từ trong gia đình. Hãy để trẻ "múa theo điệu trống riêng" – không phải điệu trống kém giá trị, mà là bản nhạc độc đáo mang lại ý nghĩa cho chúng và cả thế giới. Thành công không chỉ đo bằng điểm số, mà bằng sự viên mãn khi được là chính mình.

Cha mẹ hãy luôn tự nhắc nhở mình rằng mỗi đứa trẻ lại học hỏi mọi thứ theo cách riêng. "Khuyết tật" đôi khi là tài năng chưa được khám phá. Âm nhạc và chuyển động có thể là "chìa khóa tương lai" với nhiều đứa trẻ. Gillian Lynne không có con, nhưng giá trị từ bài học nuôi dạy con do mẹ cô mang lại vẫn luôn là "giáo trình" đầy cảm xúc với nhiều thế hệ sau này.

Theo Tiểu Ngạn

Thanh niên Việt

Trở lên trên