CPI Mỹ tháng 4 bất ngờ tăng thấp nhất 4 năm: Fed liệu có cắt giảm lãi suất vào tháng tới?
Giới chuyên gia nhận định ảnh hưởng của thuế quan đến giá cả sẽ còn xuất hiện trong những tháng tới.
- 13-05-2025Buồn của hãng xe số 3 Nhật Bản: Lợi nhuận hoạt động sụt mạnh 76% trong quý 4, dự báo lợi nhuận cả năm giảm tới 59% vì tác động thuế quan
- 13-05-2025Một nền kinh tế dự kiến soán ngôi Nhật Bản năm 2025, vượt Đức năm 2028 vươn lên top 3 thế giới: Phép màu không chỉ đến từ sản xuất
- 13-05-2025Thị trường hồi hộp chờ báo cáo CPI Mỹ công bố hôm nay: Lạm phát dự kiến ‘ngấm’ đòn thuế quan, Fed càng không vội cắt giảm lãi suất
Lạm phát tại Mỹ bất ngờ hạ nhiệt trong tháng 4, chỉ tăng 2,3% so với cùng kỳ năm ngoái, thấp hơn dự đoán của Dow Jones là 2,4%. Con số này ngày một tiến gần hơn tới mục tiêu 2% của Cục Dự trữ Liên bang (Fed). Đây cũng là mức tăng thấp nhất kể từ tháng 2/2021.
Loại trừ giá thực phẩm và năng lượng dễ biến động, chỉ số CPI lõi tăng 0,2% trong tháng 4 và tăng 2,8% so với cùng kỳ năm ngoái.

Trước đó, giới phân tích kỳ vọng lạm phát sẽ giữ nguyên ở mức 2,4%, nhưng dữ liệu mới cho thấy chỉ số giá tiêu dùng đã giảm nhiệt 3 tháng liên tiếp. Tuy nhiên, chuyên gia nhận định các tác động rõ nét hơn của thuế nhập khẩu có thể sẽ xuất hiện từ tháng 5 đến tháng 10.
Theo Cục Thống kê Lao động, giá nhà ở tiếp tục là yếu tố chính đẩy lạm phát tăng. Giá nhà ở chiếm khoảng 1/3 trọng số của chỉ số CPI. Giá đã tăng 0,3% trong tháng 4, góp hơn một nửa vào mức tăng chung của chỉ số.
Giá năng lượng tăng trở lại 0,7% sau khi giảm 2,4% trong tháng 3. Ngược lại, giá thực phẩm giảm nhẹ 0,1%.
Giá xe đã qua sử dụng giảm 0,5% và là tháng thứ hai liên tiếp giảm. Giá quần áo giảm 0,2%, còn chi phí dịch vụ y tế tăng 0,5%.
Giá trứng giảm mạnh 12,7% trong tháng, nhưng vẫn cao hơn 49,3% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tuần trước, Ủy ban Thị trường Mở Liên bang (FOMC) đã quyết định giữ nguyên lãi suất khi chờ thêm dữ liệu cụ thể về ảnh hưởng của thuế quan. Theo công cụ CME FedWatch, trước khi báo cáo lạm phát được công bố, thị trường dự đoán 92% khả năng Fed sẽ tiếp tục giữ nguyên lãi suất trong cuộc họp tiếp theo vào tháng 6.
Ngày 2/4, ông Trump công bố loạt thuế quan mà ông gọi là “thuế đối ứng” áp dụng với nhiều quốc gia. Nhưng sau đó ông đã tạm hoãn phần lớn trong vòng 90 ngày. Mức thuế cơ bản 10% vẫn được duy trì, cùng với thuế 145% đánh vào hầu hết hàng nhập khẩu từ Trung Quốc và thuế 25% đối với ô tô, thép và nhôm.
Hôm thứ Hai, chính quyền ông Trump công bố một thỏa thuận thương mại với Trung Quốc. Theo đó cả hai nước sẽ giảm thuế 115% trong vòng 90 ngày. Tuần trước, ông Trump cũng thông báo Mỹ và Anh đã đạt được thỏa thuận thương mại, duy trì mức thuế 10% nhưng đồng thời đàm phán riêng về thuế suất với ô tô, thép và nhôm từ Anh.
Chiến lược gia đầu tư cấp cao BeiChen Lin tại Russell Investments nhận định các doanh nghiệp nhiều khả năng đã tích trữ hàng hóa trước khi thuế 10% có hiệu lực. Điều đó khiến thuế quan chưa ảnh hưởng nhiều đến chỉ số giá tiêu dùng.
“Nếu các đợt tăng thuế hiện tại được duy trì, nhiều khả năng chúng sẽ khiến lạm phát gia tăng, tăng trưởng kinh tế chậm lại và tỷ lệ thất nghiệp cao hơn", Chủ tịch Fed Jerome Powell cảnh báo trong cuộc họp báo ngày 7/5.
Ông Powell cũng cho biết chính sách tiền tệ hiện tại của Fed cho phép các nhà hoạch định chính sách có thể chờ đợi và quan sát thêm.
Theo CNBC, BI
Nhịp Sống Thị Trường
CÙNG CHUYÊN MỤC

Nhập khẩu dầu của Trung Quốc tăng mạnh
19:31 , 13/05/2025