Chật vật làm lại vì thất nghiệp tuổi 30 không tích lũy và những bài học tài chính cá nhân mà tôi ước có ai nói với mình năm 20 tuổi
Từ một người chi tiêu không kiểm soát, không tiết kiệm, không đầu tư… tôi đã thay đổi hoàn toàn cách quản lý tài chính, cùng với sự trợ giúp của công nghệ.

Tôi những năm 20 tuổi có một công việc văn phòng với lương tháng đều đặn, có thể thoải mái chi tiêu, cà phê, ăn ngoài, mua sắm online không phải suy nghĩ và đi du lịch khi muốn, chưa từng nghĩ đến việc phải tiết kiệm ra sao. Bỗng một ngày, công ty thông báo cắt giảm nhân sự, và tên tôi nằm trong danh sách.
Không quỹ dự phòng, không chút hiểu biết về tài chính, tôi chật vật xoay tiền thuê nhà, trả hóa đơn, và thậm chí có lúc rơi vào nợ nần, phải nhờ cậy vào gia đình. Sau một thời gian chật vật để cân bằng lại cuộc sống, tôi mới có thể sống tốt với một gian hàng online và một số công việc freelancer, cùng khoản tiết kiệm nhỏ đều đặn mỗi tháng. Quãng thời gian này cũng giúp tôi đúc kết ra những bài học tài chính, mà tôi chỉ ước có ai nói với mình từ sớm.
Ghi chép chi tiêu là bước đầu tiên để kiểm soát tài chính. Hồi còn làm văn phòng, tôi chẳng bao giờ ghi lại mình tiêu gì. Ly trà sữa, bữa ăn ngoài, hay chiếc áo mới cứ thế ngốn hết lương mà tôi không hay. Khi mất việc, tôi mới thấy nếu chịu ghi chép, tôi đã biết tiền đi đâu. Một cuốn sổ nhỏ hay vài dòng trên điện thoại, chia chi tiêu thành ăn uống, đi lại, tiết kiệm, giúp tôi hiểu thói quen của mình. Cắt bớt vài bữa ăn ngoài, tôi đã có thể để dành một khoản nhỏ.
Bây giờ, tôi dùng AI Moni trên MoMo để theo dõi chi tiêu. Chỉ cần hỏi “Tháng này mình tiêu bao nhiêu cho ăn uống?”, công cụ này phân loại mọi khoản chi rõ ràng, giúp tôi dễ dàng điều chỉnh để tiết kiệm hơn, đặc biệt khi làm freelancer và quản lý tiệm cà phê với thu nhập không cố định.

Lập kế hoạch tài chính sẽ giúp biến ước mơ thành hiện thực. Ở tuổi 20, tôi chẳng có mục tiêu gì ngoài tiêu… hết lương. Khi chuyển sang làm freelancer ở tuổi 30, tôi cần máy tính cấu hình cao để nhận dự án, nhưng không biết làm sao tiết kiệm. Nếu tôi đặt mục tiêu cụ thể và ghim vào ứng dụng đặt mục tiêu, giai đoạn đầu tôi mượn máy cũ của bạn để sử dụng, rồi tiết kiệm 5 triệu đồng mỗi tháng để mua máy tính, và chia nhỏ thành từng tuần, tôi đã không phải trì hoãn. Lập kế hoạch không chỉ là để tiết kiệm mà còn để biết mình đang hướng tới đâu. Giờ đây, tôi luôn đặt mục tiêu, và chia nhỏ chúng để dễ dàng thực hiện.
Xây quỹ khẩn cấp là tấm lưới an toàn không thể thiếu. Thời điểm mất việc, tôi không có đồng nào để dự phòng. Chi phí phát sinh khiến tôi có lúc phải vay mượn khắp nơi. Nếu tôi biết dành ra dù chỉ 1-2 triệu đồng mỗi tháng, sau 10 năm đi làm, ít nhất cũng đã có một khoản để vượt qua khó khăn. Bây giờ, tôi luôn trích một phần thu nhập, dù ít, để tích lũy quỹ khẩn cấp. Nó giúp tôi an tâm, biết rằng mình có thể xử lý những tình huống bất ngờ mà không phải chạy vạy.
Cuối cùng, nên ưu tiên chi tiêu cho giá trị dài hạn thay vì thú vui tức thời. Hồi trẻ, tôi tiêu tiền vào những thứ chẳng để lại gì: ăn uống xa xỉ, quần áo không cần thiết. Chỉ khi làm lại, tôi mới hiểu tiền nên dùng cho những thứ mang lại giá trị, như học khóa kỹ năng để tăng thu nhập hay đầu tư sinh lợi. Tôi học cách cân nhắc: một bữa ăn xa xỉ, một chiếc túi hiệu có đáng giá bằng một khóa học giúp tôi nhận nhận dự án mới không? Thói quen này giúp tôi quản lý tiền hiệu quả, dù là cho công việc hay cuộc sống.
Giờ đây, tôi không còn là người chi tiêu mà không suy nghĩ, mà đã quản lý tài chính tốt hơn nhờ những lần vấp ngã. Những kinh nghiệm này, tôi muốn chia sẻ đến tất cả các bạn trẻ, hãy bắt đầu quản lý tài chính thông minh ngay hôm nay để không phải hối tiếc như tôi đã từng.
Nhịp sống thị trường
CÙNG CHUYÊN MỤC

Định hình hệ sinh thái tài chính linh hoạt và toàn diện hơn cho startup
18:12 , 29/05/2025
Học sinh và giáo viên Đông Nam Á thích ứng với AI trong kỷ nguyên số
16:50 , 29/05/2025