Vinacafe sáp nhập với Tập đoàn cao su để trả nợ?
Kim ngạch xuất khẩu của doanh nghiệp này chưa được 1 phần trăm trong tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước.
- 20-03-2013Cục Sở hữu trí tuệ vạch rõ Vinacafe Biên Hòa quảng cáo 'láo'
- 23-01-2013Vinacafe Biên Hòa “đổi đời” khi về với Masan?
- 12-10-2012Thương hiệu Vinacafe là của ai?
- 18-01-2012Masan làm gì với Vinacafe?
- 07-09-2011Vinacafe Biên Hòa: Đại gia cà phê hòa tan và mảnh ghép cà phê rang xay
Trong thời gian tới, Tổng công ty cà phê Việt Nam (Vinacafe) phải sáp nhập để trở thành tổng công ty trực thuộc Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam (VRG) hoặc phải bán trụ sở văn phòng cùng tài sản khác để trả nợ.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT), do sản xuất kinh doanh của Vinacafe trong những năm qua gặp nhiều khó khăn, nhiều đơn vị trực thuộc Vinacafe kinh doanh thua lỗ, vì thế, để tái cơ cấu lại, bộ đã đưa ra hai phương án để hội đồng thành viên Vinacafe lựa chọn và quyết định.Tổng Công ty cà phê Việt Nam (lấy tên giao dịch là Vinacafe) và Công ty cổ phần (CTCP) Vinacafé Biên Hòa đã từng có khúc mắc về thương hiệu Vinacafe mặc dù cả hai công ty này đều có chung một ông Chủ tịch Hội đồng quản trị là ông Đoàn Đình Thiêm. "Tổng công ty cà phê Việt Nam được đăng ký với tên gọi là Vinacafe, chữ thẳng đứng, còn CTCP Vinacafé Biên Hòa đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm cà phê hòa tan bán trên thị trường là Vinacafé, chữ in nghiêng, chữ e cuối cùng có dấu sắc ('). Do đó, việc Tổng công ty cà phê Việt Nam dùng tên giao dịch là Vinacafe không ảnh hưởng đến nhãn hiệu của Vinacafe Biên Hòa" - ông Đoàn Đình Thiêm, Chủ tịch hội đồng quản trị của cả hai công ty cho biết. Ông Phạm Đình Chướng, nguyên Cục trưởng Cục sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ cho biết, nếu CTCP Vinacafé Biên Hòa đã đăng ký nhãn hiệu Vinacafé (dạng in nghiêng) với Cục sở hữu trí tuệ từ năm 1993 và muốn Tổng công ty cà phê Việt Nam không dùng tên Vinacafé để giao dịch trên thị trường để khỏi gây nhầm lẫn thì phải xem Vinacafe có trước hay sau năm 1993. “Nếu Vinacafé Biên Hòa chứng minh được nhãn hiệu Vinacafé có trước tên gọi thương mại của Tổng công ty cà phê Việt Nam thì có thể nhờ pháp luật để yêu cầu Tổng công ty cà phê Việt Nam dùng tên gọi khác thay cho Vinacafe. Luật sở hữu trí tuệ không căn cứ trên kiểu chữ mà căn cứ bằng phát âm tên gọi”, ông Chướng nói. Tuy nhiên, theo ông Đoàn Triệu Nhạn, nguyên Tổng giám đốc Tổng công ty cà phê Việt Nam, tên gọi Vinacafe đã được ông đăng ký ở Cục sở hữu trí tuệ vào năm 1982 để làm tên giao dịch của Liên hiệp các xí nghiệp cà phê Việt Nam khi giao dịch với các đối tác nước ngoài ở thời điểm đó, cụ thể là các công ty xuất nhập khẩu của Liên Xô (cũ). Ngoài ra, việc nhờ pháp luật phân định ai là chủ sở hữu Vinacafe như ý kiến của ông Chướng nêu trên còn gặp một khó khăn khác: hiện thời Vinacafe vẫn là cổ đông lớn của CTCP Vinacafe Biên Hòa, và Chủ tịch HĐQT của Vinacafe, ông Đoàn Đình Thiêm, cũng chính là Chủ tịch HĐQT của CTCP Vinacafe Biên Hòa và chắc chắn ông Thiêm sẽ rất khó xử nếu hai doanh nghiệp này không tự dàn xếp được với nhau. |
CÙNG CHUYÊN MỤC

Chủ "biệt phủ đẹp nhất Cà Mau" vẫn chưa chuyển đổi mục đích sử dụng đất
11:50 , 07/05/2025
10 thứ bẩn kinh hoàng, tôi đau khổ nhận ra nhà mình có tất cả!
11:50 , 07/05/2025