MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Bài toán tiểu học "6 : 6 : 6 : 6 = ?" gây bão: Phụ huynh và cô giáo tranh cãi nảy lửa, kết quả bằng 1 hóa ra sai bét!

22-05-2025 - 07:20 AM | Sống

Tưởng dễ mà khó không tưởng!

Ngày xưa, nhắc đến Toán tiểu học là người lớn cười tươi như hoa: “Chuyện nhỏ như con thỏ, mẹ/bố làm vèo cái xong!”. Nhưng bây giờ thì sao, nhiều phụ huynh ngồi làm bài với con mà mồ hôi đổ như đi thi đại học. Đề bài thì vòng vo tam quốc, câu chữ dài ngoằng, tư duy kiểu mới khiến người lớn phải dụi mắt kiểm tra lại… có đúng là toán tiểu học không vậy? Toán tiểu học thời nay đúng chuẩn “căng như dây đàn”, không chỉ thử thách học sinh mà còn khiến hội phụ huynh nhiều phen muốn giơ tay xin hàng.

Mới đây, câu chuyện một phụ huynh Trung Quốc kể lại trải nghiệm làm bài tập toán cùng con gái học tiểu học đã thu hút sự chú ý mạnh mẽ trên mạng xã hội.

Theo lời người mẹ, khi con gái nhờ mẹ giải thích một bài toán chia đơn giản, cả hai đều khá bối rối. Đề bài yêu cầu tính: 6 : 6 : 6 : 6 = ? . Người mẹ suy luận: 6 chia 6 bằng 1, sau đó tiếp tục chia 1 cho 6 vẫn là 1 (theo cách nghĩ đơn giản), và kết luận rằng “dù chia bao nhiêu lần đi nữa thì kết quả vẫn là 1”.

Thế nhưng, chuyện không dừng ở đó. Sáng hôm sau, khi cô bé nộp vở cho giáo viên, cô giáo đã thẳng thừng phê bình: “Con làm bài cẩu thả quá!” . Kết quả bài làm bị đánh sai.

Người mẹ sau khi xem bài kiểm tra có phần bức xúc, cảm thấy hoang mang vì không rõ mình đã sai ở đâu. Khi trao đổi lại với cô giáo, câu trả lời khiến chị giật mình. Giáo viên cho biết cách làm đó không đúng bởi học sinh đã không tuân thủ thứ tự thực hiện phép tính. Đây không chỉ là một bài toán chia đơn giản, mà còn là bài kiểm tra về kỹ năng tư duy theo quy trình.

Theo quy tắc toán học chuẩn, phép chia phải thực hiện lần lượt từ trái sang phải: (((6 : 6) : 6) : 6) = 1/36 Do vậy, đáp án đúng của bài toán là 1/36 , chứ không phải 1 như cả hai mẹ con đã nghĩ.

Bài toán tiểu học "6 : 6 : 6 : 6 = ?" gây bão: Phụ huynh và cô giáo tranh cãi nảy lửa, kết quả bằng 1 hóa ra sai bét!- Ảnh 1.

Giáo viên chia sẻ thêm, mục tiêu của bài toán này không nằm ở đáp án đơn thuần, mà ở việc học sinh có tuân thủ các bước làm bài một cách logic và chính xác hay không. Đây là cách rèn luyện cho trẻ thói quen học tập cẩn thận ngay từ nhỏ.

Qua câu chuyện này, một thông điệp đáng suy ngẫm được đặt ra: Nhiều bậc phụ huynh thường mặc định rằng toán tiểu học rất dễ, chỉ cần nhìn là ra kết quả. Tuy nhiên, các bài toán thường được thiết kế như một “cái bẫy” nhỏ để kiểm tra khả năng suy luận, trình tự tư duy và độ tỉ mỉ của trẻ. Nếu chỉ nhìn vào kết quả mà bỏ qua quá trình, phụ huynh sẽ dễ hiểu sai mục đích thật sự của việc học.

Thực tế cho thấy, trẻ em ở lứa tuổi tiểu học rất nhạy bén và thông minh. Nhưng nếu thiếu đi thói quen học tập đúng đắn, ví dụ như làm bài vội vàng, không kiểm tra lại, hoặc chủ quan khi gặp bài dễ, thì khả năng sai sót rất cao. Mà một khi đã hình thành thói quen xấu, việc sửa chữa về sau sẽ rất khó khăn.

Do đó, thay vì chỉ hướng dẫn con cách tìm ra đáp án nhanh nhất, cha mẹ nên giúp con hiểu vì sao làm như vậy là đúng, từ đó hình thành tư duy logic, kỷ luật và cẩn trọng trong học tập – những điều rất cần thiết cho cả sau này.

Theo Đông

Thanh niên Việt

Từ Khóa:

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên