MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Bác sĩ khuyên bạn: Tiết kiệm mấy cũng nên thay 7 thứ này thường xuyên kẻo ngã bệnh lúc nào không hay

17-05-2025 - 09:10 AM | Sống

Trong căn nhà mà bạn luôn chăm sóc sạch sẽ từng ngóc ngách vẫn có những vật dụng âm thầm "phản chủ" nếu không được thay đúng lúc.

Có những thứ trong nhà có thể trông bình thường nhưng lại là nơi tích tụ của hàng triệu vi khuẩn, nấm mốc, bụi bẩn… gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và không khí trong nhà. Điển hình như 7 món đồ này bạn nên cân nhắc thay mới sớm, không phải vì hỏng mà vì an toàn cho chính gia đình bạn.

1. Khăn lau bát đĩa

Nhiều người có thói quen dùng khăn lau bát đĩa đến khi nào nó sờn hoặc ố vàng mới thay. Tuy nhiên, trên thực tế, đây là một trong những vật dụng bẩn nhất trong nhà bếp. Khăn liên tục tiếp xúc với đồ ướt, bề mặt bẩn và tay người, lại không được phơi khô kỹ mỗi lần sử dụng khiến độ ẩm duy trì lâu dài. Đây là điều kiện lý tưởng để vi khuẩn, nấm men phát triển.

Thậm chí, nếu bạn đã rửa bát sạch bong thì chỉ cần lau bằng một chiếc khăn cũ, bạn lại vô tình đưa vi khuẩn quay trở lại. Nhiều nghiên cứu cho thấy vi khuẩn như E.coli có thể tồn tại trên khăn lau nhà bếp đến 48 giờ. Nếu nhà có trẻ nhỏ hoặc người có đề kháng kém, nguy cơ nhiễm khuẩn càng cao.

Tốt nhất, hãy thay khăn lau bát mỗi 1 - 2 tuần, đồng thời ưu tiên dùng khăn có chất liệu sợi nhỏ, dễ khô và không giữ nước quá lâu.

Bác sĩ khuyên bạn: Tiết kiệm mấy cũng nên thay 7 thứ này thường xuyên kẻo ngã bệnh lúc nào không hay- Ảnh 1.

2. Bọt biển rửa bát

Nhiều gia đình có thói quen dùng một miếng rửa chén đến vài tháng, thậm chí đến khi rách mới thay. Điều này cực kỳ nguy hiểm vì miếng rửa chén luôn ẩm ướt và dễ giữ lại cặn thức ăn nên là nơi lý tưởng để vi khuẩn sinh sôi, bao gồm cả những loại gây bệnh đường ruột như Salmonella hay Campylobacter. Càng để lâu càng dễ chứa hàng triệu vi khuẩn, và lần sau bạn rửa chén thì cũng là lúc vi khuẩn quay lại bám vào bát đĩa.

Lời khuyên là nên thay miếng rửa chén hàng tháng. Khi mua, tránh chọn loại rẻ tiền dễ chứa formaldehyde hoặc chất độc hại, ưu tiên loại có chất kháng khuẩn hoặc dùng miếng cọ silicon dễ vệ sinh hơn.

Bác sĩ khuyên bạn: Tiết kiệm mấy cũng nên thay 7 thứ này thường xuyên kẻo ngã bệnh lúc nào không hay- Ảnh 2.

3. Chảo chống dính

Lớp chống dính trên bề mặt chảo thực chất là lớp phủ Teflon giúp hạn chế thức ăn bám dính, dễ nấu và dễ rửa. Tuy nhiên, nếu lớp phủ này bị trầy xước, bong tróc có thể giải phóng ra các chất độc hại khi gặp nhiệt độ cao rồi thâm nhập vào thức ăn gây ảnh hưởng đến sức khoẻ.

Ngoài ra, tuổi thọ trung bình của chảo chống dính chỉ khoảng 2 - 3 năm. Dù nhìn bên ngoài chưa hỏng nhưng lớp phủ có thể đã mòn mỏng dần khiến chảo mất đi khả năng chống dính, còn tiềm ẩn nguy cơ hại sức khỏe.

Để dùng chảo chống dính được lâu hơn, bạn hãy ưu tiên dùng thìa gỗ hoặc thìa silicone để bảo vệ lớp phủ. Không dùng miếng cọ kim loại khi rửa và thay mới định kỳ để đảm bảo an toàn cho gia đình.

Bác sĩ khuyên bạn: Tiết kiệm mấy cũng nên thay 7 thứ này thường xuyên kẻo ngã bệnh lúc nào không hay- Ảnh 3.

 4. Đũa

Đũa là vật dụng gắn liền với bữa ăn hàng ngày. Thế nhưng nhiều người có thói quen dùng một đôi đũa suốt vài năm mà không hề thay. 

Thực tế, sau 6 tháng, bạn nên thay đũa mới. Lý do là vì phần lớp sơn ăn được phủ ngoài đũa sẽ mòn dần qua quá trình sử dụng và rửa, để lộ phần gỗ bên trong. Đây là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn và nấm mốc sinh sôi, nhất là trong điều kiện ẩm ướt của nhà bếp. Chưa kể nếu dùng đũa tre, gỗ thì cũng rất dễ bị mốc do độ ẩm trong bếp.

Trong quá trình sử dụng, bạn nên rửa sạch và để khô đũa hoàn toàn sau mỗi lần dùng. Nếu phát hiện đũa bị mốc, có mùi lạ hoặc đổi màu, hãy thay ngay để tránh rước bệnh vào người.

Bác sĩ khuyên bạn: Tiết kiệm mấy cũng nên thay 7 thứ này thường xuyên kẻo ngã bệnh lúc nào không hay- Ảnh 4.

5. Thớt

Thớt là nơi tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm sống và chín, vì vậy cần được đặc biệt chú ý. Thớt gỗ sau thời gian dài sử dụng rất dễ bị nứt, trầy xước, đây chính là nơi vi khuẩn trú ngụ. Nếu thấy thớt có dấu hiệu ẩm mốc, bốc mùi hoặc chuyển màu thì khả năng cao là nó cũng đã bị nhiễm vi khuẩn hoặc độc tố như aflatoxin (chất gây ung thư). Dùng thớt như vậy không chỉ gây ô nhiễm chéo mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của cả gia đình.

Tóm lại, bạn nên dùng thớt riêng cho thực phẩm sống và chín. Bên cạnh đó, hãy định kỳ khử trùng bằng nước nóng hoặc giấm và thay mới khi thấy bề mặt thớt không còn trơn nhẵn.

Bác sĩ khuyên bạn: Tiết kiệm mấy cũng nên thay 7 thứ này thường xuyên kẻo ngã bệnh lúc nào không hay- Ảnh 5.

6. Bàn chải đánh răng

Dù chỉ là một vật nhỏ nhưng bàn chải đánh răng lại ảnh hưởng lớn đến sức khỏe răng miệng. Mỗi lần bạn đánh răng, bàn chải tiếp xúc với hàng triệu vi khuẩn trong khoang miệng. Đây tiếp tục lại là môi trường thường xuyên ẩm ướt, quá lý tưởng cho nấm và vi khuẩn phát triển. Nếu tiếp tục dùng chiếc bàn chải quá lâu, vi khuẩn sẽ quay lại gây viêm nướu, sâu răng, thậm chí là nhiễm trùng.

Tốt nhất, nên thay bàn chải sau 3 tháng sử dụng hoặc sớm hơn nếu thấy đầu lông bị tòe, biến dạng. Ngoài ra, không để nhiều người dùng chung một bàn chải.

Bác sĩ khuyên bạn: Tiết kiệm mấy cũng nên thay 7 thứ này thường xuyên kẻo ngã bệnh lúc nào không hay- Ảnh 6.

7. Ruột gối

Ruột gối là vật dụng tiếp xúc trực tiếp với mặt, tóc, da đầu mỗi ngày. Theo thời gian, ruột gối tích tụ rất nhiều tế bào chết, dầu nhờn, bụi mịn, vi khuẩn và thậm chí là ve bụi. Điều này đặc biệt gây hại với người có làn da nhạy cảm hoặc mắc các bệnh về đường hô hấp.

Ngoài ra, ruột gối quá cũ thường bị xẹp, mất độ đàn hồi và làm giấc ngủ không còn thoải mái. Từ đó ảnh hưởng đến sức khỏe cột sống cổ về lâu dài.

Chuyên gia khuyên là nên thay ruột gối mỗi 6 tháng - 1 năm tuỳ vào chất liệu (bông, memory foam, lông vũ…). Và đừng quên giặt vỏ gối hàng tuần cũng như phơi nắng ruột gối định kỳ.

Bác sĩ khuyên bạn: Tiết kiệm mấy cũng nên thay 7 thứ này thường xuyên kẻo ngã bệnh lúc nào không hay- Ảnh 7.

Nguồn: Sohu

Theo Lam Phương

Phụ nữ số

Từ Khóa:
Trở lên trên