6 vật ngày nào cũng dùng dễ là ổ nấm mốc, bẩn kinh hoàng lại lăm le gây bệnh cho người
Nếu không cẩn thận trong việc vệ sinh, thì rất có thể những vật dụng nhỏ bé hằng ngày bạn dùng có nguy cơ gây bệnh cho cả gia đình.
- 09-01-20256 vật dụng phổ biến các chuyên gia khuyên bạn nên giặt rửa trước khi sử dụng nếu không muốn "tắm đẫm trong vi khuẩn"
- 21-12-20246 vật dụng trong bếp là "ổ vi khuẩn di động", có thể còn bẩn hơn cả bệ bồn cầu
- 15-05-2018Đây là 6 vật dụng bạn đừng bao giờ tiếc tiền mua đồ xịn
Thực tế là dù có siêng năng dọn dẹp nhà cửa đến mấy thì vẫn có những khu vực rất dễ bị bỏ sót. Đáng lo là nhiều món đồ trong số đó lại là thứ ta dùng hàng ngày, nếu không vệ sinh đúng cách hoặc bị bỏ qua có thể trở thành nơi trú ngụ của nấm mốc và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe.
Ví dụ rõ nhất là 6 món đồ dưới đây chính là những điểm đen nấm mốc trong nhà, tửng không bẩn mà bẩn không tưởng.
1. Bình đựng nước rửa chén
Đầu tiên là bình đựng nước rửa chén gắn liền với bồn rửa. Nhìn qua thì có thể đánh giá món đồ này rất tiện lợi, vừa gọn gàng, vừa không chiếm chỗ nhưng hầu hết mọi người chỉ dùng chứ không nghĩ đến việc tháo ra vệ sinh. Lâu ngày, bên trong bình đựng nước rửa chén có thể bị ẩm mốc, sinh ra vi khuẩn. Kết quả là mỗi lần nhấn ra nước rửa chén đều có thêm đầy vi khuẩn, liệu bát đĩa được rửa có thật sự sạch sẽ không?


2. Giá đựng dao
Tiếp đến là giá đựng dao kiểu kín trong nhà bếp. Có người dùng loại gỗ, có người chọn loại có chức năng tiệt trùng bằng đèn nhưng nhìn chung nếu là kiểu thiết kế kín thì đều dễ bị ẩm mốc.Loại bằng gỗ thì bản thân gỗ đã dễ hút ẩm, thêm không khí không lưu thông nữa thì sau một thời gian chắc chắn sẽ bị mốc đen ở bên trong, dao cũng vì thế mà bị nhiễm bẩn.

Còn loại giá đựng dao có tiệt trùng tưởng chừng hiện đại nhưng nhiều khi chỉ là một chiếc đèn nhỏ, không đủ sức khử khuẩn, trong khi cấu trúc lại kín khiến ẩm mốc càng sinh sôi. Thậm chí, việc tháo ra để vệ sinh loại này cũng rất bất tiện. Lời khuyên là nên chọn giá đựng dao kiểu mở, thông thoáng, tốt nhất là bằng inox 304 để dao luôn khô ráo, sạch sẽ.

3. Ngăn đựng nước giặt và nước xả trong máy giặt
Một "điểm đen" khác thường bị bỏ quên là ngăn đựng nước giặt và nước xả của máy giặt. Dù có chăm chỉ vệ sinh lồng giặt định kỳ nhưng ít ai nhớ rằng nơi đổ nước giặt, nước xả mới là chỗ ẩm ướt nhất. Khi bột giặt, nước xả còn sót lại và không được làm sạch, đây sẽ trở thành môi trường lý tưởng cho nấm mốc sinh sôi. Sau một thời gian, bạn có thể thấy các vết đen xuất hiện, đó là dấu hiệu rõ ràng của nấm mốc.

Nếu không xử lý, chúng sẽ theo dòng nước dính vào quần áo, gây ngứa ngáy hoặc dị ứng da. Tốt nhất là nên vệ sinh ngăn này mỗi tháng một lần, nếu mốc nặng thì ngâm với dung dịch tẩy rửa rồi mới rửa sạch. Riêng những lỗ thoát nước nhỏ bên trong ngăn thì có thể dùng bàn chải đánh răng cũ để làm sạch kỹ hơn.

4. Cửa gió điều hoà
Vị trí thứ tư là cửa gió điều hoà. Phần lớn mọi người chỉ tháo lưới lọc bụi ra rửa rồi nghĩ vậy là đủ. Nhưng thật ra, cánh gió phía trong - nơi trực tiếp thổi không khí ra ngoài - mới là nơi tích tụ nhiều nấm mốc nhất, nhất là sau thời gian dài không dùng hoặc dùng liên tục mà không vệ sinh. Khi bật máy lạnh, những bào tử nấm mốc sẽ phát tán khắp phòng, ảnh hưởng đến hệ hô hấp, đặc biệt là người già, trẻ em hoặc người có bệnh nền.

Nếu chỉ có vài chỗ mốc nhẹ thì có thể mua dung dịch xịt khử mốc về tự vệ sinh. Nhưng nếu hệ thống bên trong cũng bị ảnh hưởng, tốt nhất bạn nên gọi thợ chuyên nghiệp đến làm vệ sinh tổng thể.

5. Bình nước có ống hút cho bé
Với những gia đình có trẻ nhỏ, bình nước uống có ống hút cho bé cũng là một "ổ nấm mốc" dễ bị bỏ qua. Hằng ngày chúng ta nhứ rửa bình, đun nước kỹ nhưng lại dễ bỏ sót những chi tiết như gioăng cao su dưới nắp, chỗ nối giữa ống hút và bình hoặc viên bi nhỏ bên trong. Đây là những nơi rất khó rửa nếu không tháo hẳn ra, và nếu để lâu thì cũng sẽ mốc như thường. Vì vậy, mỗi lần rửa cần tháo từng bộ phận để làm sạch kỹ, đồng thời nên tránh chọn những loại bình có thiết kế quá phức tạp.


6. Đầu vòi sen
Cuối cùng là đầu vòi sen trong nhà tắm. Sau thời gian dài sử dụng, bên trong đầu vòi sẽ tích tụ cặn bẩn, nước cứng hoặc thậm chí là vi khuẩn. Khi tắm, những vi khuẩn đó theo dòng nước tiếp xúc với da, gây ngứa hoặc kích ứng.

Cách đơn giản nhất là tháo vòi sen ra ngâm với hỗn hợp giấm và nước nóng, sau đó dùng kim chọc nhẹ vào các lỗ thoát nước để làm sạch. Nên thực hiện 3 tháng 1 lần để đảm bảo vệ sinh.

Nguồn: Aboluowang
Phụ nữ số