MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

4 đồ dùng nhà bếp chính thức vào "danh sách đen", kiểm tra ngay nếu không muốn cả nhà "ôm bệnh"

17-05-2025 - 17:27 PM | Sống

Nấu ăn ba bữa một ngày trong bếp nhưng nếu không biết cách "thanh tẩy" những đồ dùng này sớm thì vi khuẩn, bụi bẩn dễ sinh sôi và phát triển, gây bệnh nghiêm trọng cho cả nhà, thậm chí là cả ung thư.

Theo CCTV (Trung Quốc), những dụng cụ nhà bếp này thực sự cần được xếp vào "danh sách đen" chính thức do có thể cực kỳ có hại cho sức khỏe chúng ta nếu sử dụng thường xuyên trong thời gian dài:

1. Dụng cụ nấu ăn bằng thép không gỉ công nghiệp kém chất lượng

Thép không gỉ, còn được gọi là Inox, là một hợp kim của sắt. Nó được chế tạo từ sự kết hợp của nhiều nguyên tố kim loại khác nhau, tạo ra một bề mặt bảo vệ chống gỉ, đồng thời cải thiện khả năng chống ăn mòn và độ bền của thép. Thép không gỉ loại chẳng hạn như các mẫu 201 và 202, có hàm lượng mangan cao và khả năng chống ăn mòn kém. Thậm chí nhiều "thương gia vô đạo đức" còn trộn nhiều kim loại nặng hơn để giảm giá thành sản xuất và tăng lợi nhuận.

4 đồ dùng nhà bếp chính thức vào "danh sách đen", kiểm tra ngay nếu không muốn cả nhà "ôm bệnh"- Ảnh 1.

Ảnh: Sohu

Khi dùng các dụng cụ nấu ăn như nồi, chảo,... bằng thép không gỉ chất lượng kém trong thời gian dài, đặc biệt là dùng để đựng, đun nấu thực phẩm ở nhiệt độ cao sẽ khiến các kim loại nặng thôi nhiễm vào thực phẩm, gây ngộ độc với các triệu chứng như chán ăn, sụt cân, suy nhược tinh thần. Kiểm tra y tế cho thấy hàm lượng kim loại nặng trong cơ thể vượt quá mức nghiêm trọng, gan, thận và các cơ quan khác đều bị tổn thương.

2. Các loại đồ đựng tráng men vẽ trên

Cốc, bát, đĩa thường là những đồ dùng được làm bằng gốm sứ, có thể có trang trí bằng 2 cách là men vẽ trên và men vẽ dưới. Tuy nhìn thì đẹp mắt nhưng những màu sắc, hoa văn này có thể tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe.

4 đồ dùng nhà bếp chính thức vào "danh sách đen", kiểm tra ngay nếu không muốn cả nhà "ôm bệnh"- Ảnh 2.
4 đồ dùng nhà bếp chính thức vào "danh sách đen", kiểm tra ngay nếu không muốn cả nhà "ôm bệnh"- Ảnh 3.
4 đồ dùng nhà bếp chính thức vào "danh sách đen", kiểm tra ngay nếu không muốn cả nhà "ôm bệnh"- Ảnh 4.

Ảnh: Sohu

Trong đó, nếu như men vẽ dưới "thân thiện" hơn với sức khỏe khi sử dụng để đựng đồ ở nhiệt độ cao thì những loại cốc, bát trang trí bằng kiểu men vẽ trên bề mặt men sẽ rất dễ bị bong ra, xâm nhập vào thực phẩm gây hại cho sức khỏe do lớp men vẽ này có thể chứa các kim loại nặng như chì, cadmium.

Vì vậy, vì sức khỏe của chúng ta, hãy kiểm tra ngay đồ dùng trên bàn ăn trong bếp. Nếu đồ dùng nhà bếp bị tráng men vẽ trên, tốt nhất là không nên sử dụng nữa.

3. Thớt gỗ ép giả

Nhiều gia đình lựa chọn gỗ nguyên khối khi mua thớt, tuy nhiên nhiều đơn vị kinh doanh vì để tăng lợi nhuận mà sử dụng vật liệu gỗ ghép để làm lõi thớt. Người ta không biết những tấm thớt này được làm bằng vật liệu gì, gỗ ghép có đạt chất lượng hay không.

4 đồ dùng nhà bếp chính thức vào "danh sách đen", kiểm tra ngay nếu không muốn cả nhà "ôm bệnh"- Ảnh 5.
4 đồ dùng nhà bếp chính thức vào "danh sách đen", kiểm tra ngay nếu không muốn cả nhà "ôm bệnh"- Ảnh 6.
4 đồ dùng nhà bếp chính thức vào "danh sách đen", kiểm tra ngay nếu không muốn cả nhà "ôm bệnh"- Ảnh 7.

Ảnh: Sohu

Sau một thời gian sử dụng loại thớt này, nấm mốc sản sinh và phát triển kèm theo tích tụ bụi bẩn, đồng thời vi khuẩn có thể sinh sôi với số lượng lớn. Bằng cách này, vi khuẩn trên thớt sẽ trực tiếp làm nhiễm bẩn thực phẩm và ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn.

4. Đũa hợp kim

Đũa gỗ sẽ bị mốc, đũa nhựa dễ bị nóng chảy nhưng đũa hợp kim thì không. Với "vẻ ngoài" có vẻ rất phù hợp trong ăn uống và nấu nướng gia đình như khả năng chịu nhiệt tốt, dễ vệ sinh, không bị nấm mốc, độ bền cao nhưng nếu mua phải đũa hợp kim kém chất lượng, pha tạp nhiều kim loại như chì, mangan, cadmium thì sức khỏe của cả gia đình sẽ bị "đe dọa", chẳng khác gì bỏ thuốc độc vào đồ ăn.

4 đồ dùng nhà bếp chính thức vào "danh sách đen", kiểm tra ngay nếu không muốn cả nhà "ôm bệnh"- Ảnh 8.
4 đồ dùng nhà bếp chính thức vào "danh sách đen", kiểm tra ngay nếu không muốn cả nhà "ôm bệnh"- Ảnh 9.

Ảnh: Sohu

Khi dùng loại đũa này cần chú ý không tham rẻ, xem kỹ nhãn mãn và bao bì cần đảm bảo tiêu chuẩn an toàn, làm từ vật liệu inox chuẩn 304, 316.

Nguồn: Sohu

Theo Kim Phụng

Thanh niên Việt

Trở lên trên