4 con đập vỡ trên cùng một dòng sông: Hé lộ thực tế khắc nghiệt của hệ thống cơ sở hạ tầng cũ kỹ ở siêu cường kinh tế toàn cầu

Theo một thống kê, tuổi trung bình của 91.815 con đập ở Mỹ là 61 năm. Số lượng đập có thể gây ra thiệt hại về người nếu vỡ đã tăng khoảng 20% lên 16.000 đập trong 10 năm qua.
- 03-08-2023Xây cầu…cao ngang tòa nhà 200 tầng, chi phí khủng lên tới 3,4 nghìn tỷ, Trung Quốc khiến thế giới ngỡ ngàng với công trình ‘đi xuyên mây’ độc đáo
- 02-08-2023Trung Quốc ‘tiến công’ mạnh mẽ với 20 biện pháp mới, tập trung vào 3 chìa khóa then chốt, quyết tâm thay đổi cục diện toàn nền kinh tế
- 02-08-2023Làm 5 tiếng/tuần vẫn kiếm 3,7 tỷ/tháng: Không đến công ty, chỉ làm việc thứ 2, thứ 4 vẫn có thu nhập cao là có thật
Vỡ đập và nỗ lực tái xây dựng
Một buổi sáng tháng 5 đầy nắng vào bốn năm trước, J Harmon - một thợ xây đã nghỉ hưu bị đánh thức bởi một cuộc gọi khẩn cấp: Một con đập 90 năm tuổi gần nhà ông đã vỡ, dồn nước xuống hạ lưu và làm cạn kiệt hồ nơi ông sinh sống. Nhưng còn buồn hơn khi ông biết mình không có đủ tiền để hỗ trợ sửa chữa.

J Harmon
Tờ Wall Street Journal (WSJ) đưa tin, chính quyền địa phương - đơn vị quản lý 6 con đập lâu đời trên sông Guadalupe, Texas, Mỹ đã không đủ khả năng để xây dựng lại chúng. Ở nơi này, từng xảy ra các tình huống tương tự, đập Lakewood đã bị vỡ vào năm 2016 và có hai đập khác cũng đã ngừng hoạt động từ năm 2019.
Vì vậy lần này, Harmon quyết định thực hiện một chiến dịch cùng các chủ sở hữu bất động sản quanh khu vực - những người bị ảnh hưởng phần nào để xây dựng lại con đập.
Trong suốt 4 năm vừa qua, hiệp hội của Harmon đã hợp tác với cơ quan quản lý sông ngòi địa phương, thuê một nhà thầu, xây dựng một con đập mới trị giá 40 triệu USD và sử dụng doanh thu từ thủy điện để trả nợ.
Thời gian này, khi đứng dưới con đập mới được xây dựng lại, Harmon bồi hồi nhớ về quá trình khó khăn vừa qua. Ông cũng trải lòng rằng bản thân và các cộng sự thật sự đã không biết nên làm gì khi mới bắt đầu.
Hé lộ câu chuyện về những con đập cũ kỹ

Theo Wall Street Journal, tại một số địa phương, nhiều người Mỹ có thể sẽ phải trở thành chuyên gia “bất đắc dĩ” về đập trong những năm tới khi các con đập nhỏ khắp đất nước có xu hướng sắp đi đến “kết thúc” - thời điểm có thể khiến vô số người sinh sống xung quanh gặp rủi ro.
Theo một thống kê, tuổi trung bình của 91.815 con đập ở Mỹ là 61 năm. Số lượng đập có thể gây ra thiệt hại về người nếu vỡ đã tăng khoảng 20% lên 16.000 đập trong 10 năm qua, theo một báo cáo hồi tháng 2 của Hiệp hội các quan chức phụ trách an toàn cho đập của bang. Báo cáo cũng chỉ ra chi phí sửa chữa cần thiết cho các con đập không thuộc sở hữu của chính phủ liên bang lên tơia 157,5 tỷ USD.
Theo WSJ, đập Hồ Dunlap và 5 đập khác trên sông Guadalupe được xây dựng vào cuối những năm 1920 và 1930 để cung cấp năng lượng thủy điện cho các cộng đồng nông thôn trong khu vực. Bang Texas đã tiếp quản chúng vào những năm 1960 và bán quyền sử dụng cho Ban quản lý sông Guadalupe-Blanco.
Người quản lý Darrell Nichols cho biết các con đập này không tạo ra đủ điện để phục vụ cho các dự án lớn và chính quyền cũng không thu thuế. “Những hồ này từng được dùng cho việc phát điện nhưng giờ nó được dùng cho mục đích giải trí nhiều hơn”, ông nói thêm.
Vì vậy, khi các con đập vỡ, các kế hoạch sửa chữa phụ thuộc phần nhiều vào người dân sinh sống xung quanh. Được biết, chỉ vài ngày sau khi vụ vỡ đập xảy ra, Harmon đã triệu tập một cuộc họp của Hiệp hội Bảo tồn Hồ Dunlap, một nhóm do ông điều hành. Ông đã đề nghị mọi người viết tên và số điện thoại của họ cũng như bất kỳ kỹ năng nào họ có thể giúp đỡ trong quá trình tu sửa con đập.

Phải mất một năm để các kế hoạch có tiến triển, bao gồm ký kết một thỏa thuận rằng cơ quan quản lý sông sẽ đóng góp một phần doanh thu để trả nợ cũng như trang trải chi phí thiết kế đập mới và 2 năm để hoàn thiện xây dựng. Để tồn tại, các con đập cũ kỹ thường gặp những tình huống khó khăn như vậy, thậm chí bị lãng quên.
Tham khảo WSJ
Nhịp sống thị trường
- Nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới lập kỷ lục GDP tăng gấp đôi sau 10 năm, dự đoán vượt Đức, Nhật Bản trong vòng 2 năm tới
- Buồn của nền kinh tế từng lớn thứ 2 thế giới nhưng bị Trung Quốc, Đức vượt mặt: Vừa thoát trì trệ hàng thập kỷ nay lại rơi vào tình cảnh chưa từng có – chuyện gì đang xảy ra?
- Buồn của nền kinh tế số 1 châu Âu: Vừa thoát mác ‘người bệnh’ nay lại đứng trên bờ vực suy thoái, muốn đuổi kịp Mỹ, Trung Quốc trong kỷ nguyên mới nhưng khó đủ đường
- Hai vạn lệnh trừng phạt dội vào nền kinh tế, Nga lung lay nhưng không bấp bênh: Bài toán ngày một cấp bách với ông Trump
- Buồn của nền kinh tế số 1 châu Á: Thành phố công nghiệp top đầu chìm vào ‘giấc ngủ’, hàng loạt nhà máy đóng cửa, người trẻ lũ lượt di cư bỏ lại nhà cửa trống rỗng