2 thói quen ngủ trưa của dân công sở được chuyên gia cảnh báo: Có thể giảm tuổi thọ và mắc bệnh tim

Nếu ngủ trưa sai cách, bạn có thể rước thêm nhiều bệnh nguy hiểm vào người.
- 10-02-20258 hành vi của trẻ tưởng bình thường nhưng có thể là do di truyền từ cha mẹ: Bao gồm cả việc mất ngủ!
- 09-02-2025Chăm làm 3 điều này với con trước khi đi ngủ giúp trẻ rèn EQ cao vút: Cha mẹ nên tập thay đổi thói quen ngay từ bây giờ
- 05-02-2025Ăn vặt nửa đêm trước khi đi ngủ hay đi ngủ khi đói có hại hơn? Hóa ra lâu nay nhiều người đã hiểu lầm
- 25-01-2025Đi tất hay để chân trần, ai ngủ ngon hơn?
Ngủ trưa là thói quen được người Việt và người dân của nhiều quốc gia khác trên thế giới ưa chuộng. Nó không chỉ giúp cơ thể con người tiếp nạp thêm năng lượng, mà còn tăng cường khả năng tập trung cũng như tránh nguy cơ suy giảm trí nhớ. Dù mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe song việc ngủ trưa cần được thực hiện đúng cách. Nếu không, nó có thể gây ra những tác động nguy hiểm tới cơ thể của chúng ta.
Với dân công sở, có 2 thói quen ngủ trưa thường xuyên lặp đi lặp lại, được các chuyên gia cảnh báo là có thể gây nguy hại.

Ảnh minh họa
Đầu tiên là ngủ trưa sai tư thế. Vì tính chất công việc và đôi khi là điều kiện môi trường không cho phép, nhiều người thường chọn ngủ ngồi và úp mặt lên bàn vào giờ nghỉ trưa. Thói quen ngủ này được chỉ ra là có thể khiến máu lưu thông kém hơn, gây chèn ép nhãn cầu và gây áp lực nội nhãn quá mức. Ngoài ra, tư thế ngủ trưa này còn ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của mọi người, dễ gây đau mỏi vai gáy và khó ngủ sâu.
Các chuyên gia khuyên mọi người nên duy trì tư thế ngủ đúng cách như khi ngủ buổi tối. Đối với người trung niên, sau khi ngủ trưa có thể thực hiện một số hoạt động nhẹ nhàng và uống một ít nước để cơ thể thoải mái, đầu óc tỉnh táo hơn.

Ảnh minh họa
Thói quen ngủ trưa thứ 2 mà dân công sở thường xuyên lặp lại, đó chính là ngủ trưa ngay sau khi ăn. Việc nằm ngủ ngay sau khi ăn có thể ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của cơ thể và gây trào ngược axit. Kiểu ngủ trưa này còn rất có hại cho dạ dày. Khi nằm xuống, dạ dày sẽ bị chèn ép và gánh nặng cho nhu động dạ dày sẽ lớn hơn.
Chưa hết, trường Đại học Hy Lạp từng công bố một nghiên cứu cho thấy việc đi ngủ ngay sau khi ăn có thể làm tăng nguy cơ bị đột quỵ. Cụ thể, nghiên cứu đã tiến hành khảo sát 500 người, trong đó có 250 người từng đột quỵ và 250 người được chẩn đoán mắc phải hội chứng mạch vành cấp. Kết quả cho thấy, những người có khoảng thời gian đi ngủ sau bữa ăn kéo dài hơn có nguy cơ đột quỵ thấp hơn.
Từ đây, để giúp cơ thể luôn khỏe mạnh và ngăn ngừa nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm, sau khi ăn, bạn nên ngồi nghỉ và thư giãn khoảng 20-30 phút để tiêu hóa thức ăn rồi hẵng khi đi ngủ trưa.

Ảnh minh họa
Bên cạnh 2 kiểu ngủ trưa ‘‘lợi ít hại nhiều’’ này, dân công sở nói riêng và tất cả mọi người nói chung cũng nên cân bằng giấc ngủ trong một ngày. Nếu bạn cho rằng việc ngủ trưa càng nhiều, càng có ích thì đó là một suy nghĩ sai lầm.
Trên thực tế, ngủ trưa quá lâu đã được khoa học chỉ ra là dễ khiến não bước vào trạng thái nghỉ ngơi sâu, khi thức dậy sẽ có cảm giác mệt mỏi, đau đầu, chân tay yếu và thậm chí là lú lẫn.
Một nghiên cứu cho thấy người trung niên và người cao tuổi ngủ trưa hơn 1 tiếng rưỡi mỗi ngày có nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp cao hơn. Hiệp hội Tim mạch Châu Âu cũng công bố kết quả của một nghiên cứu cho thấy việc ngủ trưa hơn 1 giờ mỗi ngày cũng làm tăng 34% nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến tim mạch.
Một nghiên cứu khác kéo dài gần 15 năm đã chỉ ra mối liên hệ giữa thời lượng của giấc ngủ trưa với bệnh Alzheimer. Nghiên cứu cho biết những người bị chẩn đoán mắc bệnh Alzheimer có thời gian ngủ trưa trung bình lên tới 68 phút mỗi ngày, làm nguy cơ mắc chứng mất trí nhớ cũng tăng lên 40%.
Đối với người lớn, thời gian ngủ trưa lý tưởng rơi vào khoảng 20 - 30 phút/ ngày. Thời lượng ngủ trưa này sẽ giảm bớt cảm giác mệt mỏi, uể oải khi thức dậy và còn giúp phục hồi thể lực hiệu quả. Còn với trẻ em dưới 1 tuổi, giấc ngủ trưa lý tưởng nên kéo dài từ 2 -3 tiếng/ ngày. Trẻ từ 4 - 6 tuổi có thể ngủ 1 -2 tiếng/ ngày. Trẻ từ 6 tuổi trở lên nên ngủ khoảng 30 - 60 phút/ ngày.
Tổng hợp
Đời Sống Pháp Luật
CÙNG CHUYÊN MỤC
